Hiện nay có rất nhiều các phương pháp Tây y hiện đại chữa
bệnh gan. Dù vậy, nhiều người vẫn chọn cách sử dụng thảo dược bởi thảo dược rất lành tính và gần như không có tác dụng phụ.
Diệp hạ châu - dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, là loài cỏ sống hàng năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ thân nhẵn, có nhiều cành mang lá. Hoa quả mọc phía dưới lá, ra hoa kết quả quanh năm. Năm 1998, trên thế giới đã có nước công bố nghiên cứu thành công điều trị viêm gan do virus B bằng Diệp hạ châu đắng.
Cà gai leo có tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất mới trong cây cà gai leo (tên khoa học là Solanum hainanense Hance Solanaceae), có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus
viem gan B, chống viêm gan.
Cây Bồ công anh (còn gọi cây Ma bay): Bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc. Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng giải độc cho gan.
Cây Cỏ mực (cây Nhọ nồi): xưa nay ở Việt Nam dân gian biết đến cây này với tác dụng cầm máu. Tại Ấn Độ, cỏ mực được dùng để trị, sưng gan, vàng da, phù trướng, ăn khó tiêu, chảy máu miệng, giúp lành vết thương.
Xuyên tâm liên (còn gọi cây Công cộng, Lá đắng, Khô đảm thảo): Theo y học cổ truyền nó có tính mát, vị đắng và được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc. Chất đắng trong Xuyên tâm liên có khả năng chống oxy hóa tế bào gan, giúp cải tạo các tế bào gan bị xơ và hư tổn do hóa chất, bia rượu, thuốc lá, tăng cường chức năng thải độc của gan.
Bupleurum là một loài thực vật có hoa thuộc họ Apiaceae, ở Việt Nam gọi là cây Sài hồ. Đây là loài đặc hữu của Ý. Môi trường sống tự nhiên của chúng là thảm cây bụi kiểu Địa Trung Hải. Theo Đông y, sài hồ vị đắng, tính mát có tác dụng tán nhiệt giải biểu, làm thông lợi gan, giảm đau.
Nấm linh chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả năng tái sinh của tế bào gan, nấm linh chi điều trị các loại bệnh viên gan cấp tính và mạn tính có hiệu quả rất tốt, nhất là bệnh viêm gan cấp tính..
Chiết xuất từ cây kế sữa cũng được biết đến bởi những bài thuốc phức tạp của Trung Hoa, là thảo dược phổ biến nhất cho bệnh gan. Nó được cho là có tác dụng giải độc cho gan và giúp sửa chữa các mô bị hư hại bằng cách thúc đẩy tăng trưởng của các tế bào gan khỏe mạnh.
Rễ cam thảo (glycyrrhizin) dường như hoạt động bằng cách giữ virus viêm gan trong các tế bào và ngăn ngừa lây lan. Nó cần được thực hiện với các loại thực phẩm có nhiều chất kali như chuối và trái cây hoặc nước trái cây.
Ác-ti-sô được dùng làm thuốc thông mật, điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm gan, suy gan. Dạng dùng là lá tươi hoặc khô, sắc uống hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên, hay chiết xuất thành dạng cao lỏng tinh chế, dùng dưới hình thức giọt.
Dành dành: Trong y học cổ truyền dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu đời chữa bệnh vàng da, nó còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
Đại hoàng: Có tác dụng làm tăng tiết mật, kháng khuẩn, lợi niệu. Với liều vừa phải (0,5-2 g), nó chữa các chứng vàng da, kém ăn, ăn không tiêu.
Hoàng cầm: Có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt của virus gây
bệnh viêm gan B. Trong y học cổ truyền, hoàng cầm được dùng điều trị bệnh vàng da.
Nhân trần: Cao chiết từ nhân trần có tác dụng làm tăng tiết mật, tăng chức năng thải trừ của gan, kháng khuẩn và chống viêm. Nhân trần đã được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân mắc viêm gan do virus cấp tính, bệnh vàng da.Trong y học cổ truyền, nhân trần được dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông.
Nghệ: Tinh dầu nghệ có tác dụng làm tăng tiết mật nhờ thành phần p-tolylmethyl carbinol. Một bài thuốc có nghệ đã được áp dụng điều trị viêm gan do virus và hầu hết bệnh nhân thử nghiệm đều khỏi. Nghệ còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Trong y học cổ truyền, nghệ được dùng chữa bệnh vàng da.
Râu ngô (bắp): có chứa nhiều xitosteol, saponin, tinh dầy, viatmin C,K, canxi và kali. Uống nước râu bắp ngoài lợi tiểu còn làm tăng sự bài tiết mật, làm giảm tỉ trọng và sắc tố mật trong máu, thanh nhiệt, giải độc mát gan, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.