Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Cách giữ ấm cho bé ngày trời rét đậm

Sau khi đã đi tất, mặc quần áo ấm cho bé, chị Thảo lấy kim băng cài đính liền tất với quần, quần với áo rồi mũ lại với nhau để dù bé có cựa quậy, đạp chăn ra thì con vẫn không bị hở và nhiễm lạnh.
Có cô con gái 3 tuổi hay ho hắng, ngay khi trời trở lạnh, chị Thảo (khu đô thị Sông Đà, Phạm Hùng, Hà Nội) đã nghĩ đủ cách để giữ ấm cho con. Mỗi sáng, trước khi đưa bé đi học, dù trường chỉ cách nhà chưa đầy 1km, chị vẫn phải bọc con kín mít. Chị mặc cho con một áo cotton thấm mồ hôi trong cùng, thêm áo len bên ngoài, tiếp một áo khoác nỉ mỏng rồi cuối cùng là một áo lông vũ to, dày. Phần dưới, cô bé được mặc một quần tất, rồi thêm chiếc quần nỉ, đi thêm tất chân trong chiếc bốt ấm
"Phải mặc cho con nhiều lớp thế để khi vào phòng ấm rồi cô có thể cởi bớt ra cho. Dù vậy mình vẫn lo lắm, chỉ sợ lúc đưa đi thì con còn khỏe, đón về lại thấy con ho, chảy nước mũi thì xót lắm", chị chia sẻ.

>>> tham khảo: Sữa biomil được sản xuất từ nguyên liệu sạch nhất hiện nay


Chị Thảo cho biết, không chỉ lo giữ ấm cho con khi ngủ hay lúc đi lại trên đường, chị còn lo lắng khi quan sát trên camera của trường thấy khi ngủ trưa cháu tốc hết chăn ra, mà các cô cũng không để ý. Thế là, ngay hôm sau, chị đành gửi thêm một chiếc áo len của bố để cô giáo mặc cho cháu lúc ngủ trưa.
Lo cho cậu con trai 10 tháng tuổi, từ đầu mùa đông, chị Nhạn (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) đã phải sắm cho con vài bộ body ấm để khi mặc bé không bị hở bụng. "Cu cậu nhà mình đêm ngủ không chịu đội mũ, nên mẹ phải trải cái chăn ủ có mũ của con xuống rồi đặt nằm lên để che đầu cho con. Nghe kinh nghiệm của mấy bác lớn tuổi trong xóm, trước khi đi ngủ, mình lấy ít dầu tràm xoa vào lòng bàn chân, lưng, ngực con, rồi mới mặc ấm đi ngủ, trộm vía, thấy qua mấy đợt lạnh vừa rồi con vẫn ổn", chị Nhạn chia sẻ.
>>> tham khảo: sữa hikid được sản xuất từ sữa cừu
Chị cho biết, dù vậy, đêm chị vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.
Không chỉ vậy, mỗi lần thay đồ cho con, chị thường nhờ chồng ủi trước quần áo, để đồ bé mặc vừa khô hẳn, vừa ấm, lại diệt khuẩn.
"Thời tiết khắc nghiệt quá, mình mà không cẩn thận, con ốm như chơi, lúc đó thì còn mệt gấp nhiều lần", chị nói.
Chị Xuyến (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) cũng phải thử đủ cách để giúp cậu con trai 2,5 tuổi không bị nhiễm lạnh, vì cậu bé rất hay tốc chăn khi ngủ.
Chị cho biết, mùa đông năm ngoái, vì chưa có kinh nghiệm, chị cứ mặc cho con quần áo bình thường rồi để nằm giữa bố mẹ trong chăn bông cho ấm, nhưng con toàn đạp chăn ra hoặc nhoài người nằm ngang tơ hơ trên đầu bố mẹ, khiến mấy lần bị cảm lạnh, ho hắng liên tục.
"Năm nay, mình tham khảo nhiều người, đã mua túi ngủ cho con, nhưng bé nhất định không chịu chui vào. Mặc ấm cho con ngay từ đầu thì sợ bé nóng, khó chịu, mà mặc mỏng thì lo con lạnh, mình bèn lấy chiếc áo gile cỡ to hơn 2 số so với con rồi mặc ngược để giữ ấm ngực cho bé. Mấy hôm trước trời lạnh quá, mình đã tự chế túi ngủ cho con, bằng cách lấy cái chăn thu ra, khâu kín 2 mép dọc lại, kéo khóa hai bên đến cổ. Với chiếc túi ngủ rộng rãi này con nằm trong thoải mái nên không đòi cởi ra", chị Xuyến chia sẻ kinh nghiệm.
Cậu con trai đầu lòng chào đời thiếu tháng, vào đúng những ngày đầu đông, nên ngay khi con còn nằm trong lồng kính viện Nhi, anh Tùng (Phúc Thọ, Hà Nội) đã sắm ngay một chiếc máy sưởi để ở phòng bé. Thế nhưng, khi đón con về, anh phát hiện, máy sưởi không thể dùng liên tục được, nếu để gần thì bé nóng, lại gây khô da, mà để xa thì không ấm lắm, nên anh lại mua thêm một chiếc điều hòa hai chiều.
"Thế mà vẫn chưa xong đâu, điều hòa dùng nhiều cũng thấy khô lắm nên lại phải mua thêm chiếc máy tạo độ ẩm. Thế là bây giờ, để phục vụ cu con, nhà mình phải dùng đồng thời 3 thứ, khi nào thay tã, quần áo hay tắm rửa cho con thì bật máy sưởi, bình thường là để điều hòa ấm, máy tạo độ ẩm thì sử dụng thường xuyên, nhưng ngày vẫn phải hai lần mở cửa phòng cho thông không khí", anh Tùng cho biết.
Ông bố trẻ bộc bạch, vì sinh xong phải đưa con về quê luôn với ông bà cho có người chăm nên trong những ngày lạnh cóng này, không chỉ lo giữ ấm cho con, anh và gia đình còn lo "ủ" cho cả bà mẹ mới đẻ.
"Ở quê nhà không khép kín như ở Hà Nội nên vợ mình hầu như suốt ngày chỉ ở trong phòng ấm với con thôi, mỗi lần ra ngoài, chỉ là để đi vệ sinh hay rửa, là phải quấn kín mít như người ta trang bị để đi xe máy xa", anh kể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Lan, trưởng khoa hô hấp nhi, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, sau 3 ngày nghỉ lễ, số trẻ phải vào khoa điều trị rất đông, gây tình trạng quá tải. Tuy nhiên, đa số bệnh nhi là các bé mắc hen, tái phát hen nặng hoặc trẻ nhỏ được giữ ấm quá, chứ ít trường hợp trẻ nhiễm bệnh do cảm lạnh.
Theo bác sĩ Lan, trong những đêm rét đậm này, bên cạnh việc cố gắng giữ cho con thật ấm, các bậc phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho con, tránh để trẻ quá nóng, ra mồ hôi rồi ngấm ngược. Với những trẻ lớn phải đi mẫu giáo, khi ra ngoài trời, bố mẹ nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, đeo khẩu trang để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.
"Hiện tại đang là mùa cúm, trẻ mắc cúm dễ sinh viêm tiểu phế quản, vì thế bố mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con thật tốt để nâng cao sức đề kháng cho bé, tránh để trẻ tiếp xúc với người lớn bị cúm", bác sĩ khuyến cáo.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Để bé tăng cân nhanh đừng bỏ qua bài này

8 ngày tuổi, bé My đã mắc viêm phế quản. 14 ngày tuổi, tiến triển thành viêm phổi cấp tính kèm theo hen suyễn. Liên tục suốt 6 tháng tiếp theo, bé ốm triền miên, còi cọc, phải dùng kháng sinh và thở khí dung. Thật may, giờ đây, bé My đã hoàn toàn khỏe mạnh, hết ốm vặt và tăng gần 5kg sau 4 tháng.
Ngày 25/11/2015, bé Trần Nhật Thảo My ra đời trong sự hạnh phúc đến vỡ òa của gia đình chị Nhung sau gần 1 năm mong ngóng.

tham khảo: Sữa meta care bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện


Tuy nhiên, chỉ 6 ngày sau khi sinh, bé My mắc viêm phế quản, buộc phải dùng thuốc. 1 tuần sau, bệnh đã tiến triển thành viêm phổi cấp tính kèm hen suyễn nặng.
Tháng 12/2015, tại bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, khoa Nhi, phòng bệnh nặng, bé My nằm trên giường, miệng gắn ống thở, tay đính kim truyền, mặt đỏ ửng, khóc khản tiếng. Mỗi lần bé ho, cơ thể nhỏ xíu lại gồng lên, phân són ra. Đầu giường, phiếu điều trị ghi hàng loạt triệu chứng: sưng phổi, hen suyễn, rối loạn đường ruột, tiêu chảy, nôn chớ….Xung quanh, các bác sĩ ra ra vào vào liên tục, chích thuốc, kháng sinh tới 6 mũi/ ngày.
>> tham khảo: sữa p100 tăng cân tốt cho bé
“Đó là quãng thời gian kinh khủng nhất trong cuộc đời mình. Con mình là đứa trẻ có tình trạng ốm bệnh nặng nhất phòng. Nhìn con giãy giụa khóc lóc, phải thở khí dung, mình chẳng biết làm gì ngoài khóc và cầu nguyện mong 2 bà mụ thương con, cho con chóng khỏe”, chị Nhung tâm sự.
Xót con suy dinh dưỡng, ốm triền miên suốt 6 tháng đầu đời
Liên tục suốt 5 tháng tiếp theo, bé My thường xuyên bị ho, sốt, sổ mũi. Dù chị Nhung đã nâng con hơn nâng trứng, kiêng nắng, kiêng gió, giữ ấm cho con vô cùng cần thận nhưng bé vẫn ốm triền miên, cả tháng chỉ khỏe 5-7 ngày.
Chị Nhung vốn ít sữa nên bé My phải dùng sữa ngoài. Tuy nhiên, việc cho con bú hết bình cũng là cả cuộc chiến. “Cứ bú sữa là con khóc. Mất cả tiếng trời mới chịu nuốt một chút. Đến khi ăn dặm cũng vậy. Tô cháo bé xíu xiu mà mỗi lần ăn, mình chỉ dám bón cho con từng chút một. Nhưng chỉ được vài muỗng là con lại trớ hết ra”, chị chia sẻ.
Đặc biệt lo lắng là tình trạng táo bón rất nặng của bé My. Mỗi lần đi vệ sinh là bé lại đau đến khóc thét. “Con táo rất nặng, nhiều khi còn ra máu. Mình phải dùng dụng cụ bơm, thụt cho con. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên can thiệp nhiều quá sẽ khiến con vệ sinh không tự chủ. Nhìn con đi nặng mà mặt đỏ tía tai, la khóc, mình thật sự không đành lòng”.
5 tháng, bé My chỉ nặng 4,5 kg. Nhiều đêm, chị Nhung nằm thao thức: “Sao mình nuôi con cực dữ!”
Vui mừng khi tìm được “phép màu” giúp con “lột xác”
Khi được 6 tháng tuổi, sau khi chích ngừa mũi 5 trong 1, bé My bị sốt cao bất thường phải nhập viện. Tại đây, bác sĩ giải thích rất rõ ràng việc không được bú sữa mẹ và tiêm kháng sinh dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ miễn dịch của bé. Bởi vậy, đối với bé My, việc tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết.
Hiểu rõ vấn đề, chị Nhung bắt đầu tìm hiểu cách giúp con tăng cân, tăng khả năng miễn dịch. Tình cờ, một lần đọc báo, chị biết đến sản phẩm BigBB giúp trẻ ăn ngon, giảm tái phát viêm đường hô hấp. Chị lên mạng đọc phản hồi của các mẹ đã cho con sử dụng. Thấy nhiều mẹ khen sản phẩm, chị gọi lên tổng đài 1800 6855 của BigBB để tư vấn. Các Dược sĩ cũng nói rõ BigBB giúp trẻ tăng cân, tăng đề kháng, phục hồi cơ thể sau khi ốm rất phù hợp với tình hình sức khỏe của bé My nên chị quyết định cho con sử dụng.
“Ơn trời kết quả vượt hơn những gì mình mong muốn. 3 tuần đầu sử dụng con hoạt bát hơn, hay đùa hơn, uống sữa không khóc như trước nữa. Sau 1 tháng, con giảm hẳn ho, khò khè, sổ mũi. Đặc biệt là không phải thở máy khí dung. Mà còn biết đòi ăn, ăn ngoan hẳn lên. Ngày nào cũng hết 3 chén cháo. Con tăng được 2 kg chỉ sau 4 tuần sử dụng, điều mà mình chưa bao giờ dám mơ đến”, chị Nhung hạnh phúc chia sẻ.
Hiện tại, bé My đã sử dụng BigBB được hơn 4 tháng, tăng gần 5kg, thoát suy dinh dưỡng và dứt hẳn tình trạng táo bón. Trong thời gian đó, bé My chỉ bị ốm qua loa 2 lần. Nhìn bé khỏe mạnh, cứng cáp hơn hẳn, chị Nhung cười hạnh phúc: “Quả đúng là phép màu !”.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Bệnh viêm tai giữa biểu hiện và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ em thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh. Bệnh này khiến các bé cảm thấy đau, bứt rứt khó chịu và thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của trẻ.

tham khảo: Sữa biomil của viện dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện

 

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là do nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ của tai giữa gây ra. Nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn hoặc vi rút. Trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân gây ra 2/3 trường hợp viêm tai giữa cấp tính.
2. Biểu hiện của viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ có thể kéo tai đau và khóc nhiều hơn.
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em diễn ra rất lặng lẽ mà không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào. Đôi khi các dấu hiệu lại tương tự như một trận cảm lạnh với các triệu chứng: sốt, chảy nước mũi, khó chịu, biếng ăn. Trẻ có thể than phiền về việc bị đau tai, nhức hoặc nặng tai hoặc cảm thấy khó giữ thăng bằng, giảm thính lực.
Các bé có thể sẽ khóc nhiều hơn và kéo tai bị đau, đặc biệt là khi nằm xuống. Một số bé bị đau dữ dội trong tai.
Khi bị viêm tai giữa màng nhĩ có thể bị thủng và chảy dịch nhày ra, đó là cách tự chữa trị của tai, làm giảm áp lực trong tai do viêm, màng nhĩ thủng này cũng sẽ tự lành lại.
Viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể dẫn đến “tai keo” (glue ear) – hiện tượng chất lỏng dày, đặc như keo ở trong tai giữa. Tai keo có thể dẫn đến mất thính lực ở nhiều mức độ khác nhau, gây khó khăn cho việc hoạt động giao tiếp cũng như học tập.

>> tham khảo: sữa meta care bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nếu:
- Bé kêu đau nhức tai
- Có chất chảy ra từ tai
- Bé không khỏe, bị sốt hoặc nôn mửa
- Bạn nhận thấy con gặp khó khăn trong việc nghe
- Con bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần
4. Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em
Các triệu chứng của viêm tai giữa thông thường có thể tự cải thiện trong vòng 24-48 giờ đồng hồ, do đó thông thường không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Nếu bé vẫn cảm thấy đau hoặc không khỏe sau 48 giờ, đặc biệt khi bé dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ có thể kê một liều thuốc kháng sinh ngắn, thông thường là penicillin.
Nếu triệu chứng kéo dài quá 48h, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc kháng sinh.
Phần lớn các bé sẽ chuyển biến tốt sau vài ngày dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong mọi trường hợp kể cả khi bé đã tốt lên, bạn cũng cần theo dõi để đảm bảo cho bé thực hiện hết đơn thuốc bác sĩ đã kê.
Việc kết thúc quá sớm có thể khiến viêm tai giữa tái phát. Thông thường sau khi bé đã dùng hết thuốc được chỉ định, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đưa bé đến tái khám để chắc chắn là triệu chứng viêm nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn.
Mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ cho bé dùng paracetamol để giảm đau. Trong trường hợp bé đau dữ dội, bác sĩ có thể gợi ý một số thuốc giảm đau gây mê.
Trường hợp tai keo thường sẽ được cải thiện trong vòng 3 tháng và bác sĩ sẽ theo dõi sát sao con bạn để xem bé có chuyển biến tốt không.
Bố mẹ không nên nhét bông vào trong tai con hoặc dùng tăm bông để làm sạch tai bởi điều này có thể làm tổn thương tai bé.
Không nên dùng bông tăm ngoáy tai cho bé.
Trên đây là các biểu hiện, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em mà cha mẹ nên biết và lưu lại để sử dụng trong trường hợp không may xảy ra với con.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Dạy con 3 tuổi ngoan ngoãn không cần quát tháo

Dạy con 3 tuổi ngoan ngoãn là điều mà nhiều ông bố bà mẹ luôn mong muốn đạt được bởi ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu hình thành những tính cách của bản thân khá rõ rệt. Nhất là đối với những trẻ có tính ương bướng, khó bảo thường chỉ thích làm theo ý mình và không bao giờ nghe lời bố mẹ. Số khác cũng lầm lì, ít nói, ngại giao tiếp.

>> tham khảo: sữa biomil cho bé phát triển tốt

Vì thế, nếu cha mẹ không lưu tâm uốn nắn con, dạy con ngay tại thời điểm này rất có thể những tính cách này sẽ đi theo bé và hình thành nên con người có tính cách cục cằn, khó ưa hay ủy mị, nhút nhát về sau.
 

Để quá trình dạy con 3 tuổi được thành công, trước hết cha mẹ phải hiểu và biết được rằng lúc này bé đã có khả năng làm được những gì và tìm cách giúp con:
Thứ nhất, tự mặc quần áo: trẻ 3 tuổi đã có thể tự mình mặc được những bộ quần áo ở nhà đơn giản hoặc tự cài cúc áo, kéo khóa quần hoặc cởi giày. Nếu bé chưa thể làm được điều này mẹ có thể gợi ý bằng cách đưa cho con trang phục và gợi ý con lựa chọn để mặc.
Thứ hai, tự ăn: hầu hết trẻ 3 tuổi đều có thể tự bằng thìa, đũa hoặc uống nước từ cốc thành thạo mà không cần cha mẹ hộ trợ. Nếu không hãy khuyến khích bé và chỉ ra cho bé biết rằng tất cả mọi người đều dùng đũa và tự ăn ở khẩu phần của mình mà không cần ai giúp (nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình)

>> tham khảo: sữa hikid cho bé phát triển chiều cao
Thứ ba, tự ngồi bô khi cần thiết mà không cần nhắc nhở.
Thứ tư, tự kết bạn: nếu là một đứa trẻ 3 tuổi phát triển bình thường, con bạn sẽ bắt đầu biết làm quen hoặc đáp lại lời làm quen từ bạn bè. Đối với những đứa trẻ khá nhút nhát, cha mẹ hãy ở bên cạnh và khuyến khích, nói với con rằng “Hãy yên tâm, cứ chơi với bạn thoải mái vì đã có mẹ hỗ trợ”.
Thứ năm, giúp mẹ được việc nhà: một số công việc đơn giản như tự cất đồ chơi, gấp quần áo nhỏ của mình, cất bát đĩa đã dùng vào bồn rửa…
Ngoài những kỹ năng cơ bản trên, để dạy con 3 tuổi ngoan ngoãn mẹ có thể:
- Tạo thói quen đọc cho con nghe một câu chuyện đi ngủ mỗi tối vì nó cũng sẽ giúp trẻ em ổn định giấc ngủ vào ban đêm. Nếu bé cảm thấy chán nghe đọc sách có thể tâm sự với con những chuyện xảy ra trong ngày của mẹ, của con.
- Tránh sử dụng TV để dỗ và làm “người trông con”. Nếu cho con xem phim, hãy giới hạnh thời gian và trao quyền tắt tivi cho con.
- Tắt tivi khi cả gia đình đang ăn và dành thời gian để cả gia đình nói chuyện.
- Cùng con đi bộ dạo công viên. Nói chuyện với con về những điều diễn ra trên đường đi để bé củng cố vốn từ vựng của bản thân.
- Giúp con biết được ý nghĩa của màu sắc đèn giao thông khi đi trên đường
- Khuyến khích con hoạt động thể chất nhiều hơn bằng một số hoạt động như chạy bộ, bơi, đá bóng…
- Dạy con học thuộc địa chỉ nhà và số điện thoại bố mẹ

Làm thế nào để nuôi con trưởng thành

1. Giao nhiệm vụ cho con thực hiện
Một nghiên cứu cho thấy, trẻ em thường xuyên làm việc nhà khi còn nhỏ sẽ tăng cảm giác trách nhiệm, sự tự tin và tự lập hơn.

>> tham khảo: ghế ăn dặm cho bé
Ông Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn "How to Raise an Adult" (Làm thế nào để nuôi một người trưởng thành) đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường xuyên giúp đỡ cha mẹ và mọi người khi còn nhỏ sẽ trở thành những người đồng sự đáng tin cậy, dễ đồng cảm hơn trong công việc và cuộc sống.
Để thúc đẩy và khuyến khích con chăm chỉ làm việc nhà, các bậc phụ huynh có thể đề ra các phần thưởng nhỏ và thú vị khi chúng hoàn thành nhiệm vụ.


2. Dạy con các kỹ năng xã hội cần thiết
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania và Đại học Duke đã theo dõi sự phát triển của hơn 700 trẻ ở Mỹ từ 5 tới 25 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em có khả năng giao tiếp và giữ mối quan hệ tốt với bạn bè khi còn nhỏ có khả năng tự giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc, hợp tác tốt với đồng nghiệp trong tương lai tốt hơn.
Thêm nữa, trẻ có kỹ năng xã hội tốt dễ kiếm được một tấm bằng đại học và việc làm vào năm 25 tuổi so với những người có kỹ năng xã hội hạn chế.
“Việc giúp đỡ trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc là một trong những điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần chuẩn bị cho con để chúng có một tương lai tốt đẹp” - Kristin Schubert, giám đốc chương trình tại Robert Wood Iohnson Foundation, nói.
>> xem thêm: xe scooter có nguy hiểm
3. Đặt kỳ vọng cao vào con
Theo kết quả khảo sát với 6.600 trẻ vào năm 2001, Giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp tại Đại học California đã chỉ ra, những kì vọng cao của cha mẹ với trẻ sẽ giúp con có tương lai rộng mở hơn.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy: 57% trẻ đạt kết quả kém nhất có bố mẹ kỳ vọng chúng sẽ vào được đại học, trong khi 96% trẻ đạt kết quả cao nhất được kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt chương trình học đại học trong tương lai.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên đặt ra những mục tiêu cao hơn mong đợi của mình (tất nhiên vẫn trong tầm khả năng của con). Điều này giúp trẻ nỗ lực nhiều hơn, tránh cảm giác tự mãn vì đã hoàn thành một cách dễ dàng những mong muốn của bố mẹ.
4. Cha mẹ có trình độ học vấn cao
Một nghiên cứu năm 2014, do nhà tâm lý học Sandra Tang của Đại học Michigan đã chỉ ra, những bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao có xu hướng nuôi dạy con đạt đến trình độ bằng hoặc cao hơn của mình.
Nghiên cứu này đã theo dõi 14.000 trẻ từ khi học mầm non vào năm 1998 tới năm 2007, phát hiện ra rằng những trẻ có mẹ trẻ (sinh từ lúc 18 tuổi trở xuống) có ít khả năng hoàn thành phổ thông và đại học hơn những đứa trẻ khác.
5. Dạy con học tính toán từ sớm
Nghiên cứu của các nhà khoa học với 35.000 trẻ ở Mỹ, Canada, Anh cho thấy, việc phát triển kỹ năng toán học sớm có thể trở thành một lợi thế rất lớn cho con trong tương lai.
“Làm chủ kỹ năng toán học sớm không chỉ giúp trẻ có được thành tích với môn toán tốt mà còn dự đoán thành tích nói chung trong tương lai của trẻ”, Greg Duncan, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết.
6. Phát triển mối quan hệ tốt với con
Nghiên cứu năm 2014 đã nhận định, những đứa trẻ nhận sự chăm sóc tốt trong 3 năm đầu đời sẽ không chỉ làm tốt hơn các bài kiểm tra ở trường mà còn có mối quan hệ tốt, đạt được nhiều thành tựu hơn ở đ tuổi 30.
Cha mẹ chính là người chăm sóc, nuôi dạy và đảm bảo một nền tảng tốt để con sẵn sàng khám phá thế giới.
Nhà tâm lý học Lee Raby đã chia sẻ rằng: “Đầu tư cho mối quan hệ tốt giữa con cái và các bậc phụ huynh sẽ mang đến những lợi ích lâu dài cho sự hình thành và phát triển nhân cách, tạo dựng thành công trong tương lai của trẻ”.
7. Ít bị căng thẳng
“Căng thẳng của các bà mẹ, đặc biệt khi họ gặp vấn đề trong công việc và cố gắng dành thời gian với con thực sự có ảnh hưởng không tốt tới trẻ”, đồng tác giả nghiên cứu Kei Nomaguchi nói. Vì vậy, phụ huynh nên dành thời gian chất lượng bên con trong giai đoạn đầu đời thay vì số lượng.
“Lây lan cảm xúc” là một hiện tượng tâm lý phổ biến. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cảm thấy hạnh phúc sẽ lan truyền sang trẻ. Tương tự, nếu thường xuyên cảm thấy căng thẳng, buồn bã, cha mẹ sẽ truyền cảm xúc tiêu cực đó sang con.
8. Các bà mẹ không làm công việc nội trợ
Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard, những đứa con của bà mẹ có sự nghiệp thường có nhiều lợi thế hơn so với bà mẹ làm nội trợ ở nhà.
Kết quả đã chỉ ra, con gái của những mẹ đi làm xa nhiều khả năng có một công việc trong vai trò giám sát và kiếm được nhiều tiền hơn so với các bạn cùng trang lứa được nuôi dưỡng bởi các bà mẹ nghỉ ở nhà. Con trai của các bà mẹ làm việc xa nhà cũng có xu hướng biết nhiều về công việc gia đình và chăm sóc em nhỏ hơn.
9. Có nền tảng kinh tế vững chắc
Trưởng thành trong hoàn cảnh nghèo khó, nhiều khả năng hạn chế tiềm năng của con trẻ.
10. Đặt cho con một cái tên “đơn giản”
Nhiều nghiên cứu cho thấy cái tên có thể ảnh hưởng đến thành công của một người trong tương lai. Những người có những tên đơn giản, phổ biến, dễ phát âm thường thành công hơn.
11. Hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Những người thành công nhận ra rằng, thói quen ăn uống tốt có thể giúp bạn tập trung và làm việc được trong suốt cả ngày.
Tiến sĩ Catherine Steiner-Adair, tác giả của cuốn sách: “Sự mất kết nối lớn: Bảo vệ trẻ em và mối quan hệ với gia đình trong thời đại kỹ thuật số", đã chia sẻ, việc hình thành thói quen ăn uống ở con tốt cả về thể chất và tinh thần, đòi hỏi sự tham gia của cha mẹ. Phụ huynh cần làm gương tốt để con học thói quen ăn uống lành mạnh.