Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon?

 Sau khi luộc vịt bạn không nên bỏ phần nước luộc của vịt đi nhé, hãy dùng nó để chế biến các mon canh rau rất ngon đấy. Vậy nước luộc vịt nấu canh rau gì ngon? Hãy cùng vịt 29 tìm hiểu ngay sau đây nhé! Các cách làm dưới đây rất đơn giản nhưng rất bổ dưỡng không kém các món thịt vịt, mời bạn tham khảo.

Một số lưu ý khi dùng nước luộc vịt nấu canh

Vịt luộc là món ăn tưởng chừng như dễ làm nhất nhưng không phải ai cũng biết cách luộc vịt thơm, ngon đâu nhé. Nhiều người sẽ nghĩ chỉ cần cho vịt vào nồi nước đun sôi lên đợi vịt chín là tắt bếp. Nhưng không đơn giản như vậy, cách làm đấy chỉ đơn thuần là vịt luộc cho chín nhưng không ngon, không giúp thịt vịt săn chắc lại. Để luộc vịt đúng chuẩn nhà hàng thì bạn một số lưu ý sau:

  • Không cho vịt vào đun cùng với nước từ đầu
  • Đợi nước sôi thì bạn mới cho vịt vào và lật vịt cho ngấm nước đều
  • Nồi luộc vịt cần có một chút gừng, một chút gia vị và nước mắm
  • Đun sôi bỏ vịt vào và đun sôi lại lần nữa vặn nhỏ nước đun tiếp khoảng 10 - 15 phút thì tắt bếp để đó cho nguội hẳn thì mới vớt vịt ra để ráo rồi mới chặt
  • Tuyệt đối không chặt vịt khi còn nóng sẽ rất dễ bị bỏng và nát, khó chặt hơn

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon - Canh măng

Bạn đang thắc mắc không biết nước luộc vịt nấu rau gì ngon đây. Vịt 29 giới thiệu món canh nước vịt luộc nấu măng. Đây là món canh được nhiều người thích vì nó rất đậm đà có thể ăn cùng bún hoặc cơm đều được. 

Nguyên liệu: măng tươi, nấm hương, nước canh măng, các loại gia vị như mắm, muối, hành lá, mùi tàu…

Chế biến món canh vịt măng:

  • Sơ chế nguyên liệu

Canh vịt thì bạn chọn măng củ, khi mua chọn củ măng tươi, to đều nhau và không bị cong, vỏ măng không có đốm vàng thì nó mới đảm bảo độ giòn. 

Nếu không có măng củ thì dùng măng ngâm. Tránh mua măng có màu trắng, vàng bất thường vì măng này thường ngâm hóa chất..

Nấm hương chúng ta rửa thật sạch, ngâm cho nó nở ra. Còn hành lá và mùi tàu thì bạn rửa sạch, thái nhỏ và để ráo hết nước rồi để ra bát riêng.

  • cách nấu

Trước tiên là luộc măng lên cho bớt vị đắng nếu dùng măng củ, còn măng ngâm thì thái lát sau đó luộc qua 1 lần cho bớt chưa nhé. Xào qua măng với các gia vị, một chút dầu ăn rồi để riêng ra bát.

Tiếp đó, cho nồi nước luộc vịt lên bếp, đun ở mức lửa vừa, sau đó cho nấm hương vào. Lúc này nước ngâm nấm hương có thể đổ vào nồi canh sẽ khiến nồi canh của chúng ta sẽ thơm ngon hơn.

Bước tiếp theo đổ măng đã xào trước đó vào nồi nước luộc vịt. Cuối cùng là cho tiếp hành lá, mùi tàu đã thái nhỏ lên trên bát canh là bạn đã hoàn thành một món canh măng nước luộc vịt thơm ngon chiêu đãi cả nhà rồi.

Nước luộc vịt nấu rau gì ngon - Canh vịt rau muống om sấu

Thông thường món vịt om sấu với rau muống sẽ dùng một chút thịt vịt xào với gia vị để món canh đậm đà hơn. Nếu bạn không thích thì có thể dùng nguyên nước luộc vịt cũng được nhé. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng thêm một chút thịt vịt để món ăn hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu: Bao gồm thịt vịt, sấu, rau muống, hành, gừng, sả, gia vị cần thiết

Cách thực hiện:

Đầu tiên, bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu vào, nóng dầu cho sả băm nhuyễn vào đảo qua cùng một chút ớt,hành rồi cho thịt vịt đã băm từng nhỏ từng miếng vừa ăn. Xào săn thịt vịt lên bạn để ra một chiếc bát riêng.

Sau đó, cho nồi nước luộc vịt lên bếp, thả vào đó vài quả xấu cùng với thịt vịt xào trước đó, nêm nếm gia vị

Tiếp đó, khi nồi nước sôi lên thì bạn cho rau muống đã thái thành từng khúc. Đun sôi trở lại cùng nêm nếm chút gia vị rồi bắc nồi xuống. Lưu ý, rau muống nhanh chín nên bạn không cần đun quá lâu rau sẽ bị đỏ kém hấp dẫn. Rau muống chỉ cần chín tới, ăn còn sần sật là ngon nhất nhé

Món này bạn có thể ăn cùng bún, miến hoặc cơm trắng đều được. Đảm bảo sẽ khá tốn cơm đấy vì khi ăn món canh có vị chua chua ngọt ngọt rất ngon.

Qua bài viết này bạn đã biết nước luộc vịt nấu rau gì ngon rồi đúng không nào. Nếu bạn muốn thưởng thức nhiều món ăn từ thịt vịt hãy đến ngay vit29 của chúng tôi. Đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng, bởi đây là địa chỉ chuyên về các món vịt nổi tiếng nhất Hà Thành. Có dịp nhớ ghé qua cửa hàng của chúng tôi thưởng thức nhiều món ngon từ vịt với hương vị hấp dẫn vô cùng.

Hướng dẫn cách làm nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng

 Mọi người thường biết đến nhiều vịt nướng, vịt xào sả ớt hay các món canh vịt nhưng ít ai biết rằng thịt vịt còn có thể chế biến thành các món nộm vô cùng ngon đấy. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới các bạn món nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng. Cách làm món này cũng khá đơn giản, bạn tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách làm món nộm vịt chua ngọt ngon khó cưỡng

Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới bạn hai món nộm vịt, trước tiên là món nộm vịt chua ngọt sẽ khiến các bạn mê mẩn cả ngày và sẽ trở nên nghiện. Bởi nó quá ngon, quá hấp dẫn.

Nguyên liệu để làm món nộm vịt chua ngọt bao gồm:

  • Thịt vịt loại ngon khoảng 1 kg
  • Xoài xanh
  • rau thơm, rau húng, rau mùi, mùi tàu, thì là, cà rốt, tỏi khô, gừng, ớt tươi, giấm, mắm ngon, chanh
  • Đường, hạt tiêu, mì chúng, vừng rang, cùi dừa tươi nạo sợi

Cách chế biến như sau:

Bước 1: Sơ chế vịt

Cũng giống như nhiều món làm từ vịt khác, khâu sơ chế vịt rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hương vị của từng muốn ăn. Do đó, bạn cần làm thật sạch vịt và khử được toàn bộ mùi hôi khó chịu của vịt. Đơn giản lắm, bạn chỉ cần:

Một là: Nhổ thật sạch lông bằng cách khi đun nước để nhúng vịt thì bạn cho thêm một vài tàu lá đu đủ hoặc một nắm lá khê đảm bảo mọi lông tơ, lông con đều được nhổ hết sạch

Hai là: Khử mùi hôi thì có nhiều cách để bạn thực hiện. Tuy nhiên, cách mà mọi người hay làm chính là dùng chút gừng tươi đập dập trộn với rượu trắng, xoa đều lên mình vịt và bên trong. Làm cách này đảm bảo mùi hơi sẽ được đánh bay triệt để.

Bước 2: Tiến hành luộc vịt

Muốn luộc vịt ngon thì không phải ai cũng biết đâu nhé. Chúng tôi sẽ chỉ cách luộc vịt không bị nát mà vịt luộc nên thịt chắc, thơm và đặc biệt đậm đà hơn. Đó chính là bạn đun một nồi nước lên, đợi đến khi nước sôi thì bạn hãy thả vịt vào nồi cùng với vài lát gừng, một ít gia vị.

Thời gian luộc vịt khi nước sôi tốt nhất là khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp để ngâm khoảng 10 - 20 phút thì bạn hãy vớt thịt ra để ráo nước, cho nguội thì hãy chặt nhé.

Sau khi chặt thành từng miếng nhỏ thì bạn hãy xé thịt vịt thành từng sợi nhỏ, dày một chút cũng được. Xé nhỏ để khi làm nộm mình dễ ăn hơn và ngấm đều gia vị hơn là mình để cả miếng to.

Bước 3: tiến hành làm món vịt nộm chua ngọt

Sau khi thịt vịt được xé xong để riêng ra một bát tô thì bạn làm nước nộm như sau:

  • Gừng giã nhỏ, vắt bỏ nước.
  • Cho tỏi khô cùng bã gừng, ớt tươi, đường giã nhuyễn
  • Cho nước mắm, vắt chanh, giấm nêm nếm sao cho vị chua, cay, ngọt, mặn vừa ăn

Tiếp đó, bạn cho ⅔ nước nộm trộn với thịt vịt để khoảng 10 phút cho thịt vịt ngấm đều nước nộm. ⅓ thịt vịt còn lại thì bạn cho vào nước chấm nộm nhé

Còn bây giờ chúng ta xử lý các nguyên liệu còn lại như sau: xoài xanh, cà rốt thái thành các lát mỏng, các loại rau thơm, mùi, húng, tàu, thì là thái nhỏ. Sau đó, cho rau thì là vào trước trộn đều với thịt vịt rồi sau đó mới cho tất cả các nguyên liệu còn lại trộn vào vịt.

Cuối cùng thì bạn bày ra đĩa, muốn trang trí cho đẹp mắt và hấp dẫn thì hãy lấy một ít hoa tỉa sẵn, rắc vừng rang, hạt tiêu, dừa lên trên là bạn đã hoàn thành món nộm vịt chua ngọt chiêu đãi cả nhà rồi.

Yêu cầu thành phẩm đạt chuẩn như sau:

Thịt vịt ăn có vịt ngọt thanh, cùng với các rau gia vị không bị nát. Màu sắc đa dạng, hấp dẫn. Khi ăn nộm vịt chua ngọt chuẩn vị thì phải có vị ngọt mát của thịt vịt, vị thơm của các loại rau cùng với vị chua ngọt của các loại gia vị chính.

Chỉ với các bước đơn giản trên là bạn đã hoàn thành món vịt nộm chua ngọt chiêu đãi cả nhà vào cuối tuần rồi. Nếu bạn muốn thay đổi không khí gia đình hãy mời mọi người đến Vịt 29 của chúng tôi để thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn từ thịt vịt. Đảm bảo sẽ không làm bạn và gia đình thất vọng đâu.

Nộm vịt thập cẩm - món ăn thanh mát trong ngày hè

 Nộm vịt thập cẩm là món ăn rất hấp dẫn, được nhiều người ưa thích. Món ăn này khiến người dùng cảm thấy thanh mát, không bị ngấy do dầu mỡ và cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chế biến món ăn thanh đạm này nhé. 

Mô tả chi tiết món ăn nộm vịt thập cẩm

Vịt là thực phẩm quen thuộc nhưng bạn đã chán ngấy với những món ăn quá phổ biến được chế biến từ nguyên liệu này. Vậy hãy vào bếp và trổ tài với món nộm vịt thập cẩm. Sự kết hợp của vịt và các loại rau rủ cùng các gia vị tạo nên một món ăn thanh đạm nhưng lại vô cùng hấp dẫn. 

Đây là món ăn có đầy đủ các vị, đánh thức vị giác của người thưởng thức. Vị chua nhẹ của chanh, ngọt thanh của đường, ngọt từ thịt vịt và mùi thơm nhẹ từ rau thơm và lạc rang. Những ngày hè oi ả, cùng cả nhà thưởng thức món ăn này thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhiều người nghĩ rằng thực hiện món ăn này rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, với công thức dưới đây, chế biế món nộm vịt thập cẩm trở nên rất đơn giản và nhanh chóng. 

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Để thực hiện được món ăn này, việc chuẩn bị nguyên liệu vô cùng quan trọng. Chỉ cần thiếu bất kỳ một nguyên liệu nào đó, món ăn sẽ không có đầy đủ hương vị vốn có. Với nộm vịt thập cẩm, các bà nội trợ cần phải chuẩn bị những thực phẩm sau đây:

  • Vịt: 500g (bao gồm cả da vịt để khi chế biến sẽ giòn và thơm hơn)

Hãy lựa chọn vịt nuôi đã lâu, béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày. Không nên chọn vịt non bởi thịt sẽ không chắc, món ăn sau khi chế biến cũng không ngon. 

  • Lạc rang sẵn.
  • Cà chua: 2 quả.
  • Các loại rau thơm: mùi tàu, húng thơm, bạc hạ, mùi ta…
  • Các loại rau củ: cà rốt, dưa chuột, hành tây, đu đủ.
  • Tỏi, ớt, chanh.
  • Các loại gia vị khác: muối trắng, mắm, muối, đường, hạt tiêu…

Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, hãy sơ chế nguyên liệu. Với bước này, hãy lưu ý sơ chế thịt vịt thật sạch và khử mùi tanh, mùi hôi của vịt.

  • Thịt vịt sau khi mua về rửa sạch với nước, sau đó dùng rượu trắng hoặc giấm để khử mùi tanh và rửa lại với nước lần nữa. 
  • Cho vịt lên nồi và luộc, sau khi chín kỹ thì vớt ra và để ráo. Thái thịt vịt thành từng sợi nhỏ sao cho đẹp mắt rồi ướp cùng các loại gia vị như mắm, muối. Không nên ướp quá mặn làm mất sự thanh đạm của món ăn.
  • Bỏ vỏ đu đủ, dưa chuột và cà rốt rồi nạo sợ nhỏ.
  • Hành tây rửa sạch với nước rồi thái lát mỏng.
  • Nhặt và rửa sạch các loại rau thơm rồi để ráoo nước. 
  • Cà chua rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Giã nhỏ lạc rang để trộn cùng với nộm.

Cách làm nộm vịt thập cẩm

Công đoạn cuối cùng chính là chế biến và bày trí món ăn. Các bạn hãy làm theo công thức sau đây:

  • Pha chế nước trộn nộm: sử dụng 20ml nước mắm, 1 thìa đường nhỏ, 1 thìa nước cốt chanh, ớt và tỏi băm nhỏ.
  • Sau đó cho dưa chuột, cà rốt, đu đủ đã nạo nhỏ vào bát cùng với thịt vịt. Cho hỗn hợp nước mắm đã pha vào cùng và trộn đều tay cho tới khi các nguyên liệu ngấm đầy đủ gia vị.
  • Cuối cùng bày biện ra đĩa, rắc rau thơm và lạc lên trên.
  • Sử dụng cà chua thái lát để trang trí món ăn thêm phần đẹp mắt. 

Chỉ với vài thao tác cơ bản, bạn đã có thể tạo nên món ăn thanh đạm cho cả gia đình trong ngày hè này. Ngoài nộm vịt thập cẩm, bạn còn muốn chiêu đãi cả nhà nhiều món ăn khác từ vịt? Vậy hãy đến cửa hàng Vịt 29 để thưởng thức menu siêu dài các món ăn, từ truyền thống đến cách tân độc lạ từ vịt. Đảm bảo cả nhà sẽ phải trầm trồ và khen ngợi bởi hương vị độc đáo của Vịt 29 đấy.

Hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đúng cách

 Hàng năm cứ mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch những người nội trợ của gia đình lại tiếp tục tất bật chuẩn bị mâm cúng xôi chè để thắp hương tưởng nhớ ông bà. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý cho mọi người về cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản và vô cùng tiện lợi. Vì vậy, chị em hãy bớt chút thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi để có những thông tin chi tiết và chính xác nhất để chuẩn bị một mâm cúng hoàn hảo nhất bạn nhé.


Ý nghĩa của mâm chè cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây chính là ngày mà con cái báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì vậy mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên thường có đôi chút mang tính vùng miền.

Mỗi một vùng miền sẽ có cách làm mâm cỗ cúng rằm khác nhau. Tuy nhiên, đều không thể thiếu đi sự góp mặt của mâm chè để cúng rằm. Hiểu rõ được điều đó nên Nấu cỗ 29 để tổng hợp lại một số cách nấu chè dành cho ngày rằm tháng 7.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích và chính xác nhất cho khách hàng. Hãy cùng nhau vào bếp ngay trong hôm nay bạn nhé.

Hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm tháng 7

Bỏ túi hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm đơn giản và tiện lợi nhất tại nhà mà bạn không nên bỏ qua.

Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước

Cho bột nếp vào âu lớn, đổ từ từ phần nước đã chuẩn bị vào. Lưu ý: bạn hãy dùng phới lồng để khuấy đều bột và nước để tránh bột bị vón cục nhé.

Nhồi bột khoảng 5 phút để bột tạo thành khối dẻo, mịn. Sau khi bột đạt yêu cầu, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột lại và ủ khoảng 30 phút cho bột nở nhé.

Bột sau khi ủ đem ra nhồi thêm 1 lần nữa để bột được dẻo mịn nhất. Chia bột thành từng viên nhỏ để chuẩn bị bọc nhân nhé.

Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước 

Đậu xanh vo sạch đem hấp chín. Nếu bạn có thời gian, hãy ngâm đậu trước khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh chín và được ngon hơn nhé.

Đậu sau khi được hấp chín, đem xay nhuyễn cùng 1/4 tsp muối. Đậu sau khi xay đem sên trên bếp với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút để phần nhân được thơm ngon. Mẹo để nhân thơm ngon hơn là chuẩn bị một ít hành phi cho vào khi sên nhé, bảo đảm nhân bát chè cúng rằm của bạn sẽ rất tuyệt đó.

Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.

Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước 

Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.

Nước dừa: Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước cốt dừa + 3 tsp đường + lá dứa đến khi sôi. Hòa bột năng cùng với nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp nước dừa, nhớ khuấy đều tay và để lửa nhỏ thôi nhé. Hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sôi lăn tăn trở lại là được.

Bước 4: Hoàn thiện cách nấu chè trôi nước

Vê tròn viên bột và ấn dẹt, cho nhân đã vo viên vào rồi bọc lại thật kín. Bước này bạn đừng ấn bột mỏng quá nếu không nhân sẽ bị dư ra ngoài khiến bánh lúc đem luộc sẽ bị vỡ, mất đẹp, đây là bí quyết của cách làm chè trôi nước nhà Bee đó. Làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu nhé.

Viên chè sau khi hoàn thiện đem luộc với nước sôi. Sau khi viên chè nổi lên, bạn để thêm tầm 2 phút là chè đã chín rồi đó. Nhớ chuẩn bị sẵn một tô nước lạnh để thả chè vào giúp viên chè trắng, dẻo và không bị dính nhé. Sau khi luộc hết chè, bạn vớt chè cho vào nước đường đã nấu là hoàn thành cách nấu chè rồi.

Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.

Vì vậy hãy bỏ túi cách nấu chè cúng rằm tháng 7 được chia sẻ trong bài viết này để biết cách làm sao cho phù hợp nhất bạn nhé.

Rằm tháng 7 cúng gì và những lưu ý khi làm mâm cỗ rằm tháng 7

 Rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm. Đặc biệt ngày này cực kỳ có ý nghĩa đối với gia đình người Việt. Mâm cúng ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành. Vì vậy hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này để trả lời được câu hỏi rằm tháng 7 cúng gì?

Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào?

Ngày Rằm hay còn gọi là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Nếu cúng rằm thông thường cũng sẽ rơi vào đúng ngày đó. Tuy nhiên, đối với rằm tháng 7 thì khi làm mâm cỗ cúng không nhất thiết phải đúng ngày 15/7 âm lịch. Mà có thể chọn bất cứ ngày âm lịch nào trong tháng 7 lưu ý phải làm mâm cỗ cúng trước ngày 15/7.

Theo quan niệm của dân gian ngày trước thì người ta thường làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn đúng vào ngày đẹp chỉ cần mâm cỗ đoàng hoàng và thành tâm là được.

Sở dĩ có lịch cúng như vậy là do quan niệm từ xa xưa ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn có thể được về với dương giới và thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.

Do đó, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng sau đó làm bài khấn và mời các linh hồn người thân đã khuất về dùng cơm. Đồng thời trong dịp này cũng là một dịp để cúng thực và bố thí cho các linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cúng gì?

Rằm tháng 7 cúng gì? Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thường bao gồm các món cơ bản như gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, chả nem, canh miến mọc,... Trong ngày rằm tháng 7 âm lịch bạn cần chuẩn bị các mâm cỗ sau để phù hợp với từng mục đích mâm cỗ. Thông thường ngày rằm tháng 7 cần chuẩn bị 3 lễ cúng như sau: cúng Phật, cúng trong nhà và mâm cỗ cúng ngoài trời.

Mâm cỗ cúng Phật ngày 15 tháng 7 âm lịch

Một số gia đình thờ phật thì bàn Phật chính là bàn thờ Quan thế Âm Bồ Tát. Rằm tháng 7 âm lịch là một ngày lễ lớn đối với những gia đình theo đạo Phật. Đặc biệt ngày lễ Vu Lan được xuất phát từ việc tích đức Mục Kiền Liên đã xả thân cứu mẹ. 

Đối với cúng bàn thờ Phật thì bạn cần chuẩn bị một mâm cỗ chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để thờ cúng Phật. Thông thường làm mâm cúng thường nên cúng vào ban ngày. Khi đã cúng xong thì mâm cúng Phật thường được gia đình thụ lộc ngay tại nhà của mình.

Mâm cỗ rằm tháng 7 cúng gì trong nhà

Lễ cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên. Thông thường sẽ gồm mâm cỗ cúng mặn. Đối với mâm cỗ này bạn nên chuẩn bị một cách tươm tất. Các món ăn cần có sự đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch để thể hiện tấm lòng thành kính của mình và sự biết ơn đối với tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,...

Rằm tháng 7 cúng gì đối với mâm cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để cúng. 

Mâm cúng chúng sinh thường bao gồm các lễ vật như sau:

Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).

Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).

Hoa quả (5 loại 5 màu).

Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.

12 cục đường thẻ.

Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). 

Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.

3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.

Bài viết này là lời giải đáp cho câu hỏi rằm tháng 7 cúng gì? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để có lời giải đáp chính xác nhất.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Chữa viêm họng hạt bằng lá trầu không

Gần đây phương pháp sử dụng lá trầu không chữa viêm họng hạt được nhiều người trong dân gian đánh giá là hiệu quả. Vậy thực hư phương pháp này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Công dụng của lá trầu không ít ai biết

Trầu không hay còn được gọi là thược tương, tên khoa học là Piper Betle L, thuộc họ nhà Hồ tiêu Piperaceae. Loại cây này được trồng phổ biến tại nước ta và các nước châu Á có khi hậu nhiệt đới. Lá trầu không còn thường được dùng để ăn trầu, nhuộm răng...
Trong Đông y, đây lại là vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh như: trị đau khớp, các bệnh viêm phụ khoa, khó tiêu, hơi thở có mùi, bệnh trĩ, rối loạn cương dương và đặc biệt là viêm họng.
Lá trầu không có tính ấm, mùi thơm nồng và có vị cay nhẹ. Công dụng chính là tán hàn, sát khuẩn, kháng viêm, tiêu đờm và loại trừ một số vi khuẩn. Trong Đông y, lá trầu không được dùng để chữa một số bệnh phổ biến: trị đau khớp, các bệnh viêm phụ khoa, khó tiêu, hơi thở có mùi, bệnh trĩ, rối loạn cương dương và đặc biệt là viêm họng hạt.
Y học hiện đại nghiên cứu cho thấy, lá trầu chứa lượng lớn tinh dầu và chavicol, cadinen và betel-phenol. Tinh dầu và các hoạt chất có lợi này có khả năng kháng viêm và ức chế sự tác động của các tác nhân gây hại.
Chứa rất nhiều thành phần có lợi như vậy, nên lá trầu chữa viêm ở cổ họng rất tốt. Các hoạt chất có lợi giúp giảm nhanh cơn ngứa, rát cổ họng. Giúp loại trừ virus, bảo vệ niêm mạc họng.

Những cách sử dụng lá trầu không chữa viêm họng hạt

Súc miệng với nước trầu không

Đây là mẹo đơn giản sử dụng lá trầu và muối hạt:
Chuẩn bị: Lá trầu không tươi, không sâu bệnh, hóa chất.
Cách dùng lá trầu chữa viêm họng:
 -Đem lá trầu tươi rửa sạch.
 -Đun sôi 500ml nước rồi cho lá trầu vào
 -Đun thêm 3 phút thì tắt bếp
 -Sau khi nước nguội, thêm vào 1 ít muối
 -Khuấy đều và chia thành nhiều lần súc miệng trong ngày
 -Uống nước cốt 2 lần/ ngày sau ăn để đạt hiệu quả trị bệnh.

  -Mẹo dùng lá trầu không chữa viêm họng hạt với mật ong

Mật ong chứa carbohydrat có tác dụng giảm sưng đau, tiêu viêm và làm lành vết thương. Kết hợp mật ong với lá trầu giúp giảm nhanh hơn triệu chứng viêm họng:
Chuẩn bị: 
5 lá trầu tươi
6 thìa mật ong nguyên chất
300ml nước đun sôi
Cách dùng lá trầu trị viêm họng:
Rửa sạch lá trầu, để ráo hết nước.
Đem lá trầu giã nhuyễn.
Ngâm với 300ml nước sôi trong khoảng 20 – 30 phút để tinh chất lá trầu ngấm vào nước.
Lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
Hòa thêm 6 thìa mật ong vào khuấy đều và sử dụng.
Uống 2 lần/ngày sau ăn 30 phút, thực hiện hàng ngày sẽ có kết quả.

Chữa viêm họng hạt bằng lá trầu không, gừng tươi

Trong Đông y, gừng có tính ấm, vị cay nên cũng là một vị thuốc dùng chữa viêm họng. Đặc biệt, cách chữa này lành tính với trẻ nhỏ. Cách kết hợp lá trầu không với gừng chữa bệnh:
Chuẩn bị:
10 lá trầu
Củ gừng tươi
Nước đun sôi
Cách chữa viêm họng cho bé bằng lá trầu không:
Lá trầu đem rửa sạch để ráo nước, gừng tươi rửa, thái lát mỏng.
Mang gừng và lá trầu giã nát.
Cho hai nguyên liệu vào chén và thêm 300ml nước sôi.
Ngâm khoảng 20 phút thì lọc lấy nước cốt và bỏ bã.
Uống 2 lần/ ngày và sau khi ăn khoảng 30 phút.
Kiên trì sử dụng sau khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh suy giảm nhanh.

Điều trị viêm họng bằng lá trầu không với húng quế, bạc hà

Lá húng quế thường được Đông y dùng để chữa tình trạng ho. Bạc hà thì dùng để ngăn chặn và chữa nhiễm trùng đường hô hấp. Kết hợp lá trầu, húng quế với bạc hà có công dụng trị viêm họng hiệu quả.
Chuẩn bị: 
- Một nắm lá trầu không, bạc hà, húng quế tỉ lệ bằng nhau
Mật ong
Cách dùng:
Đem lá trầu, húng quế, bạc hà rửa sạch bằng nước muối.
Say nhuyễn 3 loại lá với 200ml nước.
Lọc lấy nước cốt sau đó thêm mật ong vào khuấy đều.
Dùng nước để uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn khoảng 20 phút.
Chữa viêm họng hạt bằng lá trầu không là phương pháp đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm, rất rẻ mà hiệu quả lại cao. Tuy nhiên, cần lưu ý, phương pháp này sẽ cho hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Sau vài ngày điều trị không thấy hiệu quả, bạn nên chuyển qua phương pháp khác.
Follow us:
Xem thêm về viêm họng hạt