Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Xét nghiệm bệnh gan siêu vi B

Một ngày nào, bạn nghe người nhà bảo hàng xóm xung quanh đi tiêm ngừa benh gan sieu vi B hết rồi sao anh chưa đi tiêm và thử máu đi. Bạn nghe cũng xuôi tai, đi thử máu và có kết quả là HBsAg(+), nhận thêm lời hù dọa không đáng là mắc phải bệnh nguy hiểm là viêm gan siêu vi B rồi, thế nào cũng bị xơ gan, ung thư gan, phải uống thuốc ngay đi.
Thế rồi, bạn lấy toa bác sĩ về mua thuốc uống nào là Liv52, Carsil, Chophytol, Sulfarlem, Nissel... uống ngày này sang ngày nọ, rất ư tốn kém.. Ba tháng sau, thử máu lại cho thấy HBsAg(+) của bạn nồng độ đôi khi còn cao hơn 2,5 thay vì 1,4 lúc đầu. Bạn hốt hoảng lên chả nhẽ bệnh tôi nặng thêm, liệu tôi có bị ung thư gan không? Sao tôi chữa hoài mà không khỏi?
Bạn nên biết nếu chỉ có một xét nghiệm HBsAg(+) và bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, không vàng mắt, da. Bạn phải thử thêm các men gan hay SGOT, SGPT và kết quả bình thường duới 45UI, bạn chỉ là người nhiễm siêu vi gan B hay người lành mang mầm bệnh viêm gan B. Gan của bạn không có thương tổn gì nên không cần phải điều trị thuốc gì cả. Bạn chỉ cần chích ngừa cho những người thân để tránh lây lan nhưng bạn vẫn ăn uống bình thường, không kiêng mỡ, trứng vì lá gan bạn vẫn tốt... Các thuốc trợ gan như Liv 52, Carsil, Sulfalem ngay cả Nissel cũng không thể diệt được siêu vi B dù bạn có uống bao lâu chăng nữa. Xét nghiệm HBsAg chỉ âm tính khi nào sức đề kháng của cơ thể bạn gia tăng chứ không do bất cứ thuốc nào cả.
Để chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B, bác sĩ dựa vào một số xét nghiệm máu như sau:
A. Các kháng nguyên hay Ag (Antigen) của bệnh viêm gan B (HB):
* 1. HBsAg: Còn gọi kháng nguyên bề mặt viêm gan B, xét nghiệm chủ yếu thường làm nhất.
- (+) xác định có mầm bệnh siêu vi B, không phải là mắc bệnh viêm gan B.
* 2. HBeAg: Kháng nguyên e của virus viêm gan B, được coi là một phần của kháng nguyên lõi, dấu hiệu xác định khả năng lây lan cao, còn có thể bị viêm gan mãn.
* 3. HBcAg: Kháng nguyên lõi, không tìm thấy trong máu, chỉ có ở gan qua kết quả sinh thiết gan.
B. Kháng thể (Ig) hay Ab (Antibody), thường viết tắt là AntiHB hay HBAb, gồm có:
* 1. AntiHBs: Kháng thể đối với kháng nguyên HBsAg, xác định lành bệnh và khả năng lây bệnh rất thấp, thường là (+ ) sau khi chích ngừa viêm gan B.
* 2. AntiHBe: Kháng thể đối với kháng nguyên HBeAg, xác định lành bệnh, khả năng lây rất thấp.
* 3. AntiHBc: Kháng thể đối với kháng nguyên HBcAg, khi kháng thể này thuộc nhóm IgM là bệnh viêm gan cấp nhưng nếu kháng thể này thuộc IgG lại xác định bệnh viêm gan mạn.
C. Ngoài ra các men gan transaminases hay SGOT, SGPT: Bình thường dưới 45UI/l, men gan lên cao gặp trong viêm gan mãn. Cần thử thêm men gan khi có HBsAg(+).
D. HBV-DNA: Dương tính trong viêm gan mãn cũng quan trọng chứng tỏ virus viem gan B đang ở giai đoạn phân chia.
SGOT, SGPT bình thường dưới 45UI/l. Các men này gia tăng thật cao: gấp 5 lần khi có viêm gan cấp nhưng trong viêm gan mãn: các men này tăng ít hoặc một đôi khi lại bình thường.
Bạn cần biết điều tối quan trọng này là virus viêm gan B không gây tác hại trực tiếp trên tế bào gan: (Harrison 1997 trang 1683). Tế bào gan hư hại là do phản ứng miễn dịch của chính chúng ta tiêu hủy các siêu vi B kia. Nồng độ HBsAg(+) cao hay thấp không phải là bệnh nặng hay nhẹ như nhiều người hiểu sai. Bệnh viêm gan B thể tối cấp có nồng độ HBsAg(+) rất thấp nhưng chết trong vòng 1 tuần lễ sau khi mắc bệnh. Trái lại, khi các men gan tăng cao trên 50UI/l, bạn nên xét nghiệm HBV-DNA nếu dương tính nữa, bạn là người bị viêm gan mãn cần khám bác sĩ tiêu hoá hay nhiễm để trị sớm lâu dài qua nhiều tháng có theo dõi mới tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan siêu vi B. Chế độ ăn lúc này phải kiêng mỡ, dầu, trứng...
Nhiều bệnh nhân hiểu sai cứ tưởng bệnh viêm gan siêu vi B giống như bệnh AIDS không thể chữa gì được nữa, thế nào cũng chết vì xơ gan ung thư gan theo nhiều người hù dọa. Thật ra có đúng vậy không? Đúng là hai bệnh ấy giống nhau là đều do siêu vi, không có thuốc nào diệt thực sự được siêu vi cả. Phương cách lây truyền cũng giống nhau qua 3 đường: là tình dục qua giao hợp, máu qua kim chích, mẹ sang con. Sự lây lan cũng khó qua đường tiếp xúc thông thường: ăn uống, nói chuyện chung, dùng đồ chung không dính máu. Chỉ có bệnh viêm gan siêu vi A mới lây qua đường ăn uống và tiêu hoá. Nhưng hai bệnh này khác nhau như mặt trăng và mặt trời: Bệnh AIDS đến giờ chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả, trái lại bệnh viêm gan siêu vi B thì có thuốc chủng Engerix B, tiêm đầy đủ 4 mũi ngừa được 5 năm. Bệnh viêm gan mãn vẫn chữa được dù có tốn kém phần nào. Bệnh AIDS thì không được như vậy: thử máu dương tính trước sau cũng thành bệnh AIDS thật sự, diễn tiến hầu hết là tử vong nhưng phải chục năm sau và khó có thuốc nào diệt được siêu vi hoàn hảo, điều trị bệnh AIDS tốn kém khủng khiếp.

mang virus viêm gan b có phải là bệnh di truyền


Mang virus viem gan b có phải là bệnh di truyền


 Bệnh nhân muốn hỏi: mang virus viêm gan b có phải là di truyền không? Chồng tôi là người mang virus viêm gan B, mẹ chồng tôi cũng bị viêm gan B, chúng tôi lấy nhau đã được mấy năm rồi, bây giờ muốn sinh con, nhưng sợ con cũng bị di truyền, muốn hỏi chuyên gia xem người mang virus viêm gan B có di truyền không? Đối với vấn đề này, phòng khám chúng tôi đã mời chuyên gia trả lời cho bạn.
Mang virus viêm gan b có di truyền không?
Chuyên gia đã chỉ ra rằng chỉ có virus viêm gan b có tính truyền nhiễm mà không có tính di truyền, cho nên người mang virus viêm gan b sẽ không di truyền. Bình thường di truyền mà chúng ta nói thực chất là truyền từ mẹ sang con, truyền từ mẹ sang con là một trong những con đường truyền nhiễm virus viêm gan B, tỉ lệ lây nhiễm là rất lớn, là một trong những con đường lây truyền chính trong gia đình, lẽ nào vì thế lại không dám sinh con sao? Đương nhiên là không, bác sĩ chỉ ra rằng, người mang virus viêm gan b chỉ cần nắm bắt thời cơ tốt nhất là hoàn toàn có thể sonh con khỏe mạnh
Mang virus viêm gan b có phải là bệnh di truyền không?
Mang virus viêm gan b có phải bệnh di truyền không
Làm sao để người mang virus viêm gan B sinh con khỏe mạnh
Các chuyên gia Phòng Khám 12 Kim Mã đã chỉ ra rằng người mang virus viêm gan b nên chú ý đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra định kì, trước khi mang thai nên làm các xét nghiệm toàn diện, nếu như đang trong thời kì virus hoạt động sao chép, chức năng gan tổn thương nghiêm trọng, khuyên không nên mang thai, nên sau khi đến các bệnh viện chuyên gan điều trịxong hãy nghĩ lại việc mang thai, sau khi đợi bệnh tình ổn định hãy lựa chọn thơi cơ tốt nhất để mang thai
Thời cơ tốt nhất để người mang virus viem gan B mang thai là khi nào?
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bệnh nhân có virus đang sao chép, bệnh nhân này cần sớm tiến hành điều trị khoa học để kháng virus, đợi DNA virus âm tính 1 năm, sau khi chức năng gan đã hồi phục bình thường, hơn nữa bệnh nhân dừng thuốc điều trị được 1 năm mà bệnh không tái phát là thời cơ tốt nhất để mang thai. Những điều này rất có lợi cho người mẹ, sau khi sinh con 24h tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cho bé, là cách có thể phòng ngừa sự lây truyền virus có hiệu quả nhất
Cuối cùng, các chuyên gia của phòng khám 12 Kim Mã khuyến cáo bệnh nhân những người mang virus viêm gan B nếu đã mang thai thì không nên tùy tiện điều trị, hơn nữa phải tích cực ngăn chặn sự lây nhiễm từ mẹ sang con, tức là ở các tháng thai kì thứ 7 8 9 lần lượt tiêm globulin miễn dịch viêm gan B nhằm ngăn chặn sự lây truyền trong tử cung, chỉ có như vậy mới ngăn chặn được sự lây truyền từ mẹ sang con, để biết thêm chi tiết các bạn có thể nói chuyện trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.

Chữa bệnh viêm gan C


Hỏi:Em xin hỏi bị bệnh viêm gan siêu vi C có điều trị được không? Em có một người bạn (nam giới) nói rằng bác sĩ khuyên bạn ấy tuyệt đối không được gần phụ nữ. Vậy bạn ấy có thể đang mắc bệnh gì ? Có phải là AIDS hay viêm gan C hay không ? Nếu mắc phải bệnh ấy thì có thể lập gia đình không ? (Thuy Tuong - Pham Văn Bach, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM)
Đáp:Về bệnh viêm gan siêu vi C: Cách đây khoảng 10 năm thì việc điều trị viêm gan C có thể nói là gặp rất nhiều khó khăn và được xem là ít có hy vọng. Nhưng trong những năm gần đây khả năng chữa lành bệnh do viêm gan C đã tăng lên rất nhiều nhờ sự phối hợp của 2 loại thuốc chủ lực là Interferon và Ribavirin. Trước đây, nếu dùng đơn độc Interferon thì hiệu quả khỏi bệnh rất thấp, có khi chỉ đạt 30%. Nhưng khi phối hợp 2 thuốc trên với nhau thì khả năng lành bệnh tăng lên rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại Interferon như Interferon alfa 2 b (Intron A) của hãng Schering, PEG – Interferon... có hiệu quả hơn, thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn và chỉ cần tiêm 1 lần/tuần khi điều trị kết hợp với Ribavirin trong vòng 6 tháng thì tỷ lệ bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh khá cao, có tác giả thống kê cho thấy kết quả khỏi bệnh lên tới 85-88%. Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của công nghệ gien, cho phép phát hiện loại Genotype của siêu vi C do vậy hiệu quả điều trị cũng tăng lên rõ rệt, nhất là với loại viêm gan C số 2, 3 loại chủng C1a, C1b cũng đạt tỷ lệ khoảng 50%.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm trong quá trình dieu tri viem gan C như sau:

- Viêm gan siêu vi C hiện chưa có vacxin ngừa.
- Sau khi điều trị khỏi, nếu không giữ gìn tốt có khả năng tái nhiễm trở lại.
- Giá thành của Interferon thế hệ mới và Ribavirin khá đắt, tổng chi phí cho một đợt điều trị có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
- Khi điều trị với Interferon có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm cúm, sốt, đau nhức mình, miệng đắng, ăn không ngon, sút cân, rụng tóc...
Vì vậy trong thời gian điều trị nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi khi thấy mệt, ăn thành nhiều bữa, tránh các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nên ăn thật nhiều rau và các loại trái cây ngọt cũng như các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng để tránh tình trạng sụt cân do kém ăn. Bên cạnh đó cần lưu ý các chế độ phòng ngừa để tránh tái nhiễm.
* Vấn đề thứ hai: bệnh gì không đựợc gần phụ nữ? Thông thường chỉ với một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, đang trong giai đoạn lây bệnh cao mới cần cách ly, không chỉ với phụ nữ mà với tất cả mọi người xung quanh. Ngoài ra cũng có một số bệnh không phải truyền nhiễm nhưng nếu tiếp xúc quan hệ với người khác giới có thể nguy hiểm tới tính mạng. Đối với những bệnh truyền nhiễm, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tính chất và đường lây truyền mà có các biện pháp cách ly cần thiết để tránh lây lan. Còn ở giai đoạn khả năng lây nhiễm thấp hoặc phải có những gần gũi nhất định mới có thể lây truyền được hoặc những người xung quanh đã được chích ngừa thì không nhất thiết phải cách ly hay không được gần gũi với người khác giới ngay cả với bệnh phong hay AIDS cũng cần có sự gần gũi cảm thông của cộng đồng, không nên xa lánh họ. Điều quan trọng là hiểu biết về bệnh, đường lây truyền để có các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh chứ không phải loại bỏ người bệnh ra khỏi công đồng. Với bạn của bạn, không nên suy đoán bừa bãi dễ gây những ảnh hưởng không tốt về tâm lý. Việc kết luận một người có bệnh gì phải được các cơ quan y tế có thẩm quyền xác định, không nên chỉ nghe và suy đoán lung tung mà mang lại hậu quả khôn lường.


bệnh siêu vi gan B chữa bằng đông y có hiệu quả?

Hỏi:Tôi bị benh sieu vi gan B đã 4 năm. Tôi đã chữa bằng nhiều cách như thuốc đông y Trung Quốc, cây chó đẻ răng cưa, hạt tràm phơi khô, quả dứa và nhất là tôi đã ăn cơm gạo lứt với mè đen hơn một năm nhưng bệnh vẫn không đỡ. Hiện giờ tôi không chữa theo cách nào cả. Tôi muốn hỏi ở Hà Nội hiện giờ có bệnh viện nào có thể chữa khỏi bệnh được không ? (Nguyễn Minh Lộc)


Bệnh siêu vi gan B

Đáp:Việc điều trị viem gan B phần lớn là hỗ trợ và trong giai đoạn cấp của bệnh, hoặc viêm gan mãn tiến triển. Khi có biểu hiện lâm sàng như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, kèm theo các xét nghiệm chức năng gan biến động, việc điều trị được đặt ra chủ yếu là nghỉ ngơi, bổ sung sinh tố, hạn chế lượng mỡ dư vào cơ thể, một số trường hợp phải truyền dịch. Còn ở những người mang HBV nhưng không có triệu trứng lâm sàng, không có rối loạn về chức năng gan thì không cần điều trị gì, chỉ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kiêng bia, rượu, nếu hay mệt mỏi thì bổ sung thêm Multivitamin, áp dụng chế độ ăn giảm mỡ là đủ.
Lưu ý:Việc điều trị viêm gan B mãn thể hoạt động hiện nay cho kết quả tốt nhất với alfa Interferon, tuy nhiên giá thành rất đắt và cũng chỉ có khoảng 50-55% cho kết quả tốt. Để điều trị bằng Interferon cần đi xét nghiệm chức năng gan, HbeAg qua đó BS sẽ có chỉ định dùng thuốc hay không.

Điều trị viêm gan C


Điều trị viêm gan C

Về bệnh viêm gan siêu vi C: Cách đây khoảng 10 năm thì việc điều trị viêm gan C có thể nói là gặp rất nhiều khó khăn và được xem là ít có hy vọng. Nhưng trong những năm gần đây khả năng chữa lành bệnh do viêm gan C đã tăng lên rất nhiều nhờ sự phối hợp của 2 loại thuốc chủ lực là Interferon và Ribavirin. Trước đây, nếu dùng đơn độc Interferon thì hiệu quả khỏi bệnh rất thấp, có khi chỉ đạt 30%. Nhưng khi phối hợp 2 thuốc trên với nhau thì khả năng lành bệnh tăng lên rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại Interferon như Interferon alfa 2 b (Intron A) của hãng Schering, PEG – Interferon... có hiệu quả hơn, thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn và chỉ cần tiêm 1 lần/tuần khi điều trị kết hợp với Ribavirin trong vòng 6 tháng thì tỷ lệ bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh khá cao, có tác giả thống kê cho thấy kết quả khỏi bệnh lên tới 85-88%. Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của công nghệ gien, cho phép phát hiện loại Genotype của siêu vi C do vậy hiệu quả điều trị cũng tăng lên rõ rệt, nhất là với loại viêm gan C số 2, 3 loại chủng C1a, C1b cũng đạt tỷ lệ khoảng 50%.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm trong quá trình điều trị viêm gan C như sau:
 - Viêm gan siêu vi C hiện chưa có vacxin ngừa.
 - Sau khi điều trị khỏi, nếu không giữ gìn tốt có khả năng tái nhiễm trở lại.
 - Giá thành của Interferon thế hệ mới và Ribavirin khá đắt, tổng chi phí cho một đợt điều trị có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
 - Khi điều trị với Interferon có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm cúm, sốt, đau nhức mình, miệng đắng, ăn không ngon, sút cân, rụng tóc...

Vì vậy trong thời gian điều trị nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi khi thấy mệt, ăn thành nhiều bữa, tránh các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nên ăn thật nhiều rau và các loại trái cây ngọt cũng như các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng để tránh tình trạng sụt cân do kém ăn. Bên cạnh đó cần lưu ý các chế độ phòng ngừa để tránh tái nhiễm.
Tre-so-sinh-tiem-vacxin-phong-viem-gan-B-thi-co-nhung-phan-ung-gi-
Điều trị viêm gan C

* Vấn đề thứ hai: bệnh gì không đựợc QHTD? Thông thường chỉ với một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, đang trong giai đoạn lây bệnh cao mới cần cách ly, không chỉ với phụ nữ mà với tất cả mọi người xung quanh. Ngoài ra cũng có một số bệnh không phải truyền nhiễm nhưng nếu tiếp xúc quan hệ với người khác giới có thể nguy hiểm tới tính mạng. Đối với những bệnh truyền nhiễm, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tính chất và đường lây truyền mà có các biện pháp cách ly cần thiết để tránh lây lan. Còn ở giai đoạn khả năng lây nhiễm thấp hoặc phải có những gần gũi nhất định mới có thể lây truyền được hoặc những người xung quanh đã được chích ngừa thì không nhất thiết phải cách ly hay không được gần gũi với người khác giới ngay cả với bệnh phong hay bệnh AIDS cũng cần có sự gần gũi cảm thông của cộng đồng, không nên xa lánh họ. Điều quan trọng là hiểu biết về bệnh, đường lây truyền để có các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh chứ không phải loại bỏ người bệnh ra khỏi công đồng. Không nên suy đoán bừa bãi dễ gây những ảnh hưởng không tốt về tâm lý. Việc kết luận một người có bệnh gì phải được các cơ quan y tế có thẩm quyền xác định, không nên chỉ nghe và suy đoán lung tung mà mang lại hậu quả khôn lường.

Giảm giá thuốc chữa bệnh viêm gan siêu vi B và C


Giảm giá thuốc chữa bệnh viêm gan siêu vi B và C
Theo các số liệu thống kê, hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương được coi là vùng "nóng" của viêm gan siêu vi B và C. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B trong dân số ở khu vực này tính chung là hơn 10% và viêm gan C là hơn 2%. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm gan B dao động từ 10-15% và C là khoảng 4% dân số, là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan cao nhất thế giới.
Viêm gan siêu vi
Hiện tại viêm gan siêu vi C chưa có vacxin phòng ngừa. Thế nhưng bệnh nhân nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng chuyên khoa thì vẫn có cơ hội lành bệnh. Tuy nhiên, khó khăn thường gặp đối với những người mắc bệnh viêm gan siêu vi tại Việt Nam vẫn là vấn đề chi phí.
Các loại thuốc đặc trị dành riêng cho căn bệnh này không nhiều, giá thành từ lâu đã trở thành rào cản khiến nhiều gia đình và bệnh nhân đôi khi từ bỏ việc điều trị. Để hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B và C mạn tính giảm gánh nặng chi phí điều trị, tăng lợi ích kinh tế y tế trong việc điều trị với thuốc đặc trị và hơn hết là bệnh nhân có thêm cơ hội chữa khỏi bệnh, Công ty F. Hoffmann-La Roche đã chủ động giảm giá Pegasystại thị trường Việt Nam.
Theo đó, kể từ tháng 3/2012, thuốc Pegasys được bán ở mức giá thấp hơn 20% (từ 4.047.000 đồng xuống còn 3.232.000 đồng). Mức giá này đã bao gồm thuế VAT và đây là giá nhà phân phối bán cho bệnh viện và nhà thuốc. Đây thật sự là hoạt động mang tính nhân văn, thể hiện sự chia sẻ của tập đoàn dược phẩm hàng đầu F. Hoffmann- La Roche đồng thời là một tín hiệu vui cho các bệnh nhân mắc phải hay hay đang điều trị bệnh viêm gan siêu vi B và C mạn tính, không chỉ giúp họ vơi đi nỗi lo về chi phí thuốc mà thêm an tâm trong việc theo dõi, điều trị bệnh.
Được biết, nếu bệnh viêm gan B, C mạn tính được phát hiện và điều trị sớm, đúng phác đồ chuẩn, có thể giúp tế bào gan tái tạo, phục hồi chức năng gan. Phương án điều trị tối ưu được áp dụng hiện nay là các thuốc PEG Interferon nhờ vào những ưu việt và khắc phục các nhược điểm của các thuốc thế hệ trước. Pegasys (PEG interferon alfa-2a) được dùng để điều trị cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B (từ năm 2008) và C (từ 2004) tại Việt Nam. Đây là thuốc Pegasys hàm lượng 180 mcg được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính trong cả hai trường hợp HBeAg dương tính lẫn HBeAg âm tính. Còn đối với bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính, Pegasys được dùng phối hợp với Copegus (ribavirin).

Truyền nhiễm bệnh gan b như thế nào?


Truyền nhiễm benh gan b như thế nào


Bệnh viêm gan B xảy ra rất rộng, tính truyền nhiễm thì vô cùng lớn, con người một khi mắc bệnh, gan sẽ phát sinh chứng viêm, tế bào gan bị tổn thương, nguy hiểm rất lớn tới sức khỏe con người. Virut viêm gan B là một loại virut DNA, virut này không giống với các vi khuẩn gây bệnh khác, nó có vỏ ngoài cứng, vỏ này có tá dụng bảo vệ cơ thể virut, nó có thể tồn tại trong môi trường kiềm và axit, có sức sống vô cùng mạnh, thông thường có thể sống được mấy tháng, thậm chí là mười mấy năm.
bệnh gan b từ virus viêm gan b
Con  đường truyền nhiễm bệnh viêm gan B có rất nhiều loại, hiện tượng truyền nhiễm qua đường máu là vô cùng thường gặp. Viêm gan B có thể truyền nhiễm cho người người khỏe mạnh thông qua các chất được bài tiết từ cơ thể người bệnh như nước bọt, kinh nguyệt, dịch âm đạo,…. Người bình thường tiếp xúc với nhưng chất bài tiết này , dễ dàng bị lây nhiễm thông qua đường máu. Bệnh viêm gan B rất khó chữa khỏi triệt để. Bây giờ trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, nhưng chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh gan một cách có hiệu quả, thế nên người bệnh cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
Bệnh gan B nếu không điều trị tốt sẽ chuyển sang ác tính, tài liệu thống kê chứng minh: người mang virut viêm gan B nếu như không điều trị kịp thời thì có 31.6%-60.1%chuyển thành viêm gan mãn tính, 20.8%-56.3%người mắc bệnh viêm gan mãn tính chuyển thành xơ gan, xơ gan cổ chướng, 16.5%-51.1%người mắc bệnh xơ gan chuyển sang ung thư gan, đã mắc bệnh ung thư gan thì cũng có nghĩa là đến ranh giới của sự sống và cái chết. Thông qua điều tra có rất nhiều người mắc bệnh viêm gan, phát hiện một vấn đề chung, trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan B thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn gia đình bình thường là 25.2%, trước mắt điều trị bệnh viêm gan B cho trẻ em vẫn đang là một vấn đề khó, cần các chuyên gia giới y học tiến hành nghien cứu.

Bệnh viêm gan B từ virus viêm gan B


Virus viêm gan b là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan b

Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virut viêm gan B ( bệnh viêm gan b ) và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virut mạn tính.

Nếu trẻ em nhiễm virut viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virut suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Vì thế tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh là một biện pháp phòng bệnh viêm gan b tốt nhất.
Đường lây truyền của virut viêm gan b
- Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phẩm của máu có nhiễm virut viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Truyền từ mẹ sang con: virut được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ mà không phải trong thời kỳ mang thai.
 
Cách xác định có bị nhiễm virut viêm gan B hay không
Muốn biết mình có nhiễm virut viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương  tính với HBsAg tức là mình đã bị  nhiễm virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virut viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh. Sau khi có viêm gan virut B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã  chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Diễn biến khi bị virut xâm nhập
Sau khi nhiễm virut viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh, chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virut B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn bệnh gan cấp có một tỷ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virut B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virut mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virut B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Phòng ngừa bệnh và biến chứng
- Đối với người chưa có miễn dịch với virut viêm gan B cần tiêm phòng.
- Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccin trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
- Đối với những người mang bệnh viêm gan virut B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, aFP và siêu âm gan.
- Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.
- Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

Xem thêm: viêm gan siêu vi c| chua benh viem gan c| benh gan sieu vi b| benh gan b| giai doc gan

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Con đường truyền nhiễm của viêm gan B là gì?


Ben gan sieu vi b (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, siêu vi theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan.
\"Bệnh
Bệnh siêu vi gan b

HBV bao gồm phần lõi ở trung tâm và lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ chứa một protein mang tên kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg = hepatitis B surface antigen). Phần lõi chứa HbcAg (hepatitis B core antigen), HBeAg (hepatitis B e antigen), HBV DNA và DNA polymerase.
Nhiễm benh sieu vi gan B mạn tính là nguyên nhân thường nhất đưa đến tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.
Hiện nay trên toàn thế giới, có 350 triệu người  bị viêm gan mạn tính. Người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi gan B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc.
Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh.

Triệu chứng bệnh

Chỉ khoảng 30 – 50% người lớn có triệu chứng, ở trẻ nhỏ tỷ lệ này còn ít hơn

Viêm gan cấp

Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao, giống cảm cúm.
Mệt mỏi là triệu chứng rõ rệt hơn.
- Vàng da sẽ xuất hiện vài ngày sau khi sốt, mệt, kèm vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
- Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn, đầy bụng, nôn ói, đau bụng vùng trên rốn, đau khớp v.v…
- Đợt cấp chỉ kéo dài khoảng 2-3 tuần. Sau đó, nếu không có biến chứng, các triệu chứng bớt dần, người bệnh hồi phục hoàn toàn.

Viêm gan tối cấp

Hiếm khi viêm gan B cấp diễn tiến thành suy gan cấp, các triệu chứng xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và tử vong > 80% do
- Hôn mê gan
- Xuất huyết: người bệnh nôn ói ra máu, tiêu ra máu, tiểu ra máu, các vết hoặc các đám đỏ bầm dưới da, chảy máu chỗ chích thuốc.

Bệnh viêm gan mạn

Giai đoạn nhiễm HBV mạn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài.
Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:
  • Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng)  thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón…
  • Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng… thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.

Con đường truyền nhiễm của bệnh gan b là gì

Con đường truyền nhiễm của viem gan B là gì?

Bệnh viêm gan B bị truyền nhiễm như thế nào? Có thể chữa khỏi không? Nếu như bạn vẫn chưa hiểu vấn đề này, không sao, chỉ cần bạn kịp thời tìm hiểu nội dung. Và giảm thiểu nhân tố phát sinh gây bệnh sẽ có thể phòng chống bệnh một cách có hiệu quả. Chúng ta hãy xem xem bệnh viêm gan B truyền nhiễm như thế nào. Người bệnh thường sẽ kinh ngạc không biết tại sao mình lại mắc bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan B của mình truyền nhiễm như thế nào? Sau đây, các chuyên gia phòng khám đa khoa 12 Kim Mã sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn.
Một trong những con đường truyền nhiễm viêm gan B chính là thông qua đường máu, truyền nhiễm qua đường máu là trường hợp thường gặp nhất, ví dụ như truyền nhiễm khi truyền máu. Truyền nhiễm qua y tế: cũng chính là bị truyền nhiễm trong quá trình y tế, trước mắt đa số là bị truyền nhiễm khi tiêm hoặc tiêm chủng, do vậy phải đặc biệt chú ý tới các thiết bị y tế như khi tiêm chủng, xăm mình. Truyền nhiễm từ mẹ sang con, người mẹ mang virut viêm gan B sẽ truyền virut viêm gan B sang cho thai nhi. Những đứa trẻ khi sinh ra cần phải kịp thời tiêm vacxin phòng viêm gan B, như vậy mới có thể phòng chống truyền nhiễm bệnh viem gan B một cách có hiệu quả
Viêm gan b lây nhiễm qua đường máu
Thân mật vợ chồng cũng sẽ truyền nhiễm benh gan B, thê nên cuộc sống vợ chồng nhất định phải chú ý vệ sinh. Người trưởng thành sức khỏe bình thường đều có hệ thống miễn dịch tương đối hoàn thiện, virut thường rất khó thâm nhập, cho dù virut phá được phòng tuyến, xâm nhập vào trong cơ thể người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng có thể tiêu diệt virut một cách nhanh chóng. Mắc bệnh viêm gan B hoặc mang virut viêm gan B, hoàn toàn không nhất thiêt phải căng thẳng hoặc kinh ngạc, có thể thông qua tiêm vacxin phòng viêm gan B, sản sinh ra kháng thể, đạt được mục đích kháng virut và bảo vệ cơ thể.

Xem thêm: chữa bệnh nóng gan| thuoc giai doc gan| giai doc gan| chữa bệnh gan| chữa bệnh về gan

Diễn biến viêm gan siêu vi a


Diễn biến viêm gan siêu vi a

Bạn nên đi khám nếu có triệu chứng của viêm gan A hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với virus. Xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị nhiễm virus hay không.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng bilirubin trong máu. Bình thường thì chất cặn này hồng cầu chết sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu. Nhưng tình trạng gan viêm sẽ cản trở khả năng chuyển hóa bilirubin, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ các men gan tăng cao trong máu như aminotranferases - được giải phóng khi gan bị tổn thương.
Mặc dù cả hai xét nghiệm này đều gợi ý sự hiện diện của bệnh viêm gan A, bạn cũng cần làm miễn dịch phóng xạ để xác định chính xác tuýp viêm gan bạn nhiễm. Xét nghiệm này xác định các kháng thể mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên - là những protein đặc trưng của virus. Kháng thể này có thể không xuất hiện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn bị viêm gan, bởi vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.
Hơn nữa, các kháng thể này vẫn tồn tại trong máu ngay cả khi bạn đã hồi phục. Vì vậy, sự hiện diện của một số kháng thể này không nhất thiết chỉ ra có nhiễm trùng hoạt động
Bệnh viêm gan siêu vi lây qua đường máu
Trong hầu hết các trường hợp benh viem gan A, gan hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài. Hơn nữa, vi rút không tồn lưu trong cơ thể một khi bạn đã bình phục. Ở người già và người bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn.
Trong một số ít trường hợp viêm gan bùng phát - một tình trạng đe dọa tính mạng gây suy gan có thể sảy ra. Đặc biệt có nguy cơ là ở những người bị bệnh gan mạn hoặc ghép gan.
Ngoải ra, một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

Viêm gan siêu vi C và cách điều trị


Viêm gan siêu vi C và cách điều trị
Do chưa được cảnh báo đầy đủ nên người dân chưa hiểu rõ, ít chú ý đến viêm gan do siêu vi C (HCV) bằng viêm gan do siêu vi B (HBV). Nhưng thật ra, HCV nguy hiểm không kém gì HBV và cần dùng thuốc điều trị đúng, sớm và kiên trì.
Có khoảng 60% nhiễm HCV không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt (giống như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp, đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da, sậm màu nước tiểu, chỉ 1% có các biểu hiện nặng.

Xét nghiệm viêm gan

Trong tổng số nhiễm HCV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm kéo dài hàng chục năm và chỉ phát hiện được khi đã có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, báng bụng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt, tử vong). Trong số 85% chuyển qua mạn thì có 20% bị xơ gan và có khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan.
Viêm gan siêu vi c có thể thuộc typ gen-1 ít đáp ứng với thuốc, hiệu quả điều trị thấp (chỉ 20%) týp gen- 2-3 đáp ứng với thuốc tốt hơn, hiệu quả điều trị có khi tới 97%-100%. Do nhiễm HCV ở các typ gen khác nhau, khả năng đáp ứng thuốc của các quần thể dân cư khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động. Ví dụ, nhiễm HCV typ gen-1 dùng công thức điều trị chuẩn interferon pegylat + ribavirin ở người Mỹ gốc Phi hiệu quả điều trị đạt 26%, trong khi người Mỹ gốc châu Âu là 39%.
Một khó khăn trong điều trị bệnh là người bệnh khó nhận biết mình bị mắc bệnh, thường đến bệnh viện muộn có khi đã xơ gan (khó điều trị); khi điều trị thì có thể đáp ứng sớm, muộn hay không đáp ứng, thời gian điều trị kéo dài (thường là 12 tháng), kết quả dao động, chi phí điều trị cao nên có người bỏ dở, thậm chí không muốn điều trị.
Thuoc tri viem gan c
Công thức chuẩn (hiện thường dùng) gồm interferon pegylat + ribaririn
Interferon: tác động vào hệ miễn dịch (làm tăng kích thước tế bào miễn dịch và đại thực bào), kháng lại sự nhân đôi (sinh sản) của virut. Chỉ dùng đường tiêm (vì bị thủy phân khi uống), có loại chỉ tiêm tĩnh mạch mà không tiêm bắp (vì bị hủy trong bắp thịt). Phải tiêm 3 lần trong mỗi tuần, kéo dài 12 tháng. Lúc mới dùng thuốc người bệnh có thể bị sốt sau khi tiêm (do khởi động miễn dịch của cơ thể, nên uống paracetamol trước khi tiêm 1 giờ, tiêm vào buổi tối). Interferon pegylat cho hiệu quả cao hơn interferon.
Ribavirin là kháng sinh dạng uống ức chế tổng hợp acid nucleic của virut nói chung nhưng với HCV tỏ ra nhạy cảm hơn các kháng sinh khác thuộc dòng này. Trong công thức chuẩn, vai trò ribavirin là kháng trực tiếp HCVvà chống lại sự kháng thuốc.
Nhiều nghiên cứu cho biết dùng interferon pegylat+ ribavirin cho kết quả cao (sạch virut) ngay cả với những người trước đây đã thất bại với đơn trị liệu inteferon hay ribavirin hoặc đã thất bại với trị liệu interferon+ ribavirin.
Các nghiên cứu cho biết dùng liều interferon 1,5mcg/kg/tuần và ribavirin 10,6mg/kg/ngày (và có điều chỉnh theo trạng thái đáp ứng) cho hiệu quả tốt hơn dùng theo liều cố định.
Tuy nhiên khi dùng thuốc, có thể có tác dụng phụ về tâm thần thần kinh (nếu nặng phải ngừng thuốc), có thể giảm bạch cầu, gây tán huyết (tác dụng phụ này do interferon, hạn chế bằng cách giảm liều hoặc cho truyền chất kích thích tạo máu epoetin mà không cần giảm liều hoặc dùng tiền chất viramidin thì không bị tán huyết như ribavirin song đều chưa ứng dụng lâm sàng).
Hiệu quả dieu tri viem gan c lệ thuộc vào typ gen HCV và đáp ứng của người bệnh:
- Nếu sau 12 tuần, số lượng virut giảm 100 lần so với trước điều trị là “đáp ứng sớm”, và sau 12 hay 24 tuần HCVRNA âm tính thì tiếp tục điều trị cho đủ 12 tháng, kết quả đến 97%-100%. Người nhiễm HCV typ gen-2-3 thường đáp ứng sớm, typ gen -1 thường ít khi đáp ứng sớm. Người bệnh đáp ứng sớm thường và cho kết quả khả quan, virut bị loại, không tái phát (sau 5 năm theo dõi), thuật ngữ chuyên môn gọi là “chữa khỏi bệnh”.
- Nếu sau 12 tuần mà lượng virut chỉ giảm 10 lần so với trước điều trị thì gọi là “không đáp ứng sớm” và sau 24 tuần điều trị nếu lượng virut vẫn tiếp tục giảm, HCVRNA âm tính thì tiếp tục điều trị. Người bệnh nhiễm HCV typ gen-1 thường ít đáp ứng sớm và đa phần thuộc diện này. Tuy hiệu quả không khỏi như trường hợp trên, nhưng cần tiếp tục trị liệu vì sẽ làm chậm sự tiến triển, ngăn ngừa xơ gan và ung thư gan
- Nếu sau 12 tuần hay chắc chắn nhất là sau 24 tuần mà lượng virus không tiếp tục giảm so với trước và HCVRNA dương tính thì không tiếp tục điều trị theo công thức chuẩn này mà chuyển sang cách điều trị khác.
Như vậy, sau 12 tuần hoặc chắc chắn là sau 24 tuần thầy thuốc có thể cho biết triển vọng điều trị và điều cần tiếp tục. Người bệnh cần biết rõ, thực hiện đầy đủ liệu trình.
Các thuốc mới đưa vào chua benh viem gan c
Telaprevid: Một nghiên cứu cho thấy dùng interferon pegylat+ ribavirin + telaprevid đạt hiệu quả cao so với nhóm chỉ dùng interferon pegylat+ ribavirin hoặc interferon pegylat + telaprevid (69-80% so với 13%). Một nghiên cứu khác cho thấy nếu sau 12 tuần dùng 3 thuốc (như trên) lại tiếp tục kéo dài thêm 12 tuần nữa (tổng cộng 24 tuần) thì kết quả cao hơn là không tiếp tục dùng thêm 2 thuốc interferon pegylat+ ribavirin. Như vậy, telaprevid tuy tốt, song phải kết hợp với interferon pegylat và ribavirin
Boceprevid: Một nghiên cứu cho biết dùng interferon pegylat + ribavirin +boceprevid cho hiệu quả cao hơn nhóm interferon pegylat + ribavirin +giả dược. Như vậy, tuy boceprevid tốt song phải kết hợp với interferon pegylat và ribavirin. Và hiện vẫn chưa có thuốc mới nào thay thế được hoàn toàn công thức chuẩn.
Các thuốc dạng nghiên cứu
Chất BILN-2061 ức chế enzym protease NS-3, sau khi dùng 48 giờ, làm giảm HCV từ 100-1000 lần bao gồm cả người nhiễm HCV typ gen-1, đã có tiến triển đến xơ gan, đã thất bại khi dùng với interferon. Chất NM-283 ức chế enzym polymease NS-5b sau khi dùng thuốc 2 tuần thì lượng HCV giảm 50-100 lần. Cả hai chất, khi ngừng dùng thì HCV tăng trở lại, dùng tiếp thì bị độc. Hiện chất này vẫn đang được nghiên cứu chưa đưa vào sử dụng.
Theo một số nghiên cứu ở nước ta có khoảng 2% dân số nhiễm HCV (năm 2000) nhưng ở một số bệnh viện nhiễm HCV chiếm tới 39% trong tổng số người bị viêm gan siêu vi, ước tới 9-14% dân số (2005). Có thể sau này người dân quan tâm đến sức khỏe, đến các bệnh viện để xét nghiệm nên con số phát hiện nhiễm HCV cao hơn. Dẫu chỉ tham khảo nhưng con số trên cho biết nhiễm HCV đang trở nên phổ biến cần phát hiện điều trị đúng, sớm và kiên trì. 

Xem thêm: chua benh gan nhiem mo| dieu tri gan nhiem mo| gan nhiem mo| bệnh gan nhiễm mỡ| giai doc gan

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Các hướng điều trị viêm gan C


Các hướng dieu tri viem gan c

 Hỏi: các hướng điều trị mới của bệnh viêm gan c?
Đáp:
Khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan C (HCV). Các trị liệu hiện nay đối với nhiễm HCV mạn tính (Bảng 34.1) chỉ có hiệu quả ở khoảng 50% bệnh nhân. Ngoài ra, các trị liệu đều tốn kém, kéo dài, liên quan với các tác dụng phụ đáng kể và không thích hợp cho tất cả bệnh nhân.
May thay, hiện nay nhiều phương pháp điều trị mới đối với nhiễm HCV đang được thiết kế và đánh giá trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật và trên người. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C mạn tính, một trị liệu lý tưởng nên có hiệu quả cao, sinh khả dụng đường uống, không có tác dụng phụ nặng và có thể chấp nhận được. Trong khi một thuốc như thế không chắc sẽ được phát triển trong tương lai gần, một số hợp chất mới và hứa hẹn có thể cải thiện đáng kể các lựa chọn điều trị hiện tại. Nhiều hợp chất đã được thiết kế dựa trên cơ sở nhận thức về cơ chế sao chép của HCV, sự đi vào tế bào và đáp ứng miễn dịch tế bào của vật chủ. Các hợp chất khác có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh gan. Trong chương này, chúng tôi nêu bật và tóm tắt nhiều chất trong số này đang được phát triển và nghiên cứu.
I. Các thuốc điều trị viêm gan C ở các phase phát triển khác nhau
Loại thuốc
Hợp chất
Phase 
phát triển
Chú thích
Các phân tử nhỏ và các chất ức chế enzyme của virus
Chất ức chế NS3 helicase

Tiền lâm sàng và phase 1
Nhiều thuốc ở vào giai đoạn tiền lâm sàng. Sự phát triển của một hợp chất đã ngừng lại trong các nghiên cứu giai đoạn sớm ở mức liều dùng
Chất ức chế NS5B polymerase
JTK- 003
Phase 1 và 2
Ức  chế sự sao chép RNA của HCV trong nuôi cấy tế bào

JTK-109
Tiền lâm sàng
Ức chế sự sao chép RNA của HCV trong nuôi cấy tế bào

NM-283
Phase 1 và 2
Ức chế sự sao chép RNA của HCV trong nuôi cấy tế bào. Đã có báo cáo sơ bộ giảm đến 1 log trong các thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn giai đoạn sớm
Chất ức chế p7
Các dẫn xuất của đường dạng imino chuỗi alkyl dài
Phase 2
Có hoạt tính kháng virus, chống lại virus gây bệnh tiêu chảy ở bò. Các dữ liệu lâm sàng còn tồn tại chưa giải quyết ở những bệnh nhân bị nhiễm HCV
Ribozyme
Trực tiếp ở các vị trí đi vào bên trong ribosome (IRES)
Phase 1 và 2
Đã ngừng phát triển thêm do những phát hiện về độc tính ở động vật
Oligonucleotide đối mã
ISIS-14803
Phase 2
Đã quan sát thấy giảm > 1 log ở một số bệnh nhân nhiễm HCV không đáp ứng, liên quan với tăng ALT thoáng qua không triệu chứng
RNA can thiệp kích thước nhỏ    (siRNA) và RNA can thiệp (eiRNA)

Tiền lâm sàng
Sử dụng RNA chuỗi kép để điều hòa giảm biểu hiện gen sau dịch mã
Chất ức chế NS3 serine protease

Tiền lâm sàng và phase 1
Nhiều loại thuốc từ các nhóm khác nhau ở vào giai đoạn phát triển tiền lâm sàng. Một thuốc là BILN-2061 đã được đưa vào thử nghiệm phase 1 và có liên quan với sự ức chế virus hoàn toàn, nhưng sự phát triển thêm đã ngừng lại
Các chất hoạt hóa miễn dịch không đặc hiệu
Interferon
IFN-α-2a
Đã được duyệt
Roferon-A (Roche) 3 triệu đơn vị, 3 lần/tuần, tiêm dưới da

IFN-α-2b
Đã được duyệt
Intron A (Schering-Plough), 3 triệu đơn vị, 3 lần/tuần, tiêm dưới da

IFN alfacon-I
Đã được duyệt
Infergen (InterMune), 9 µg, 3 lần/tuần, tiêm dưới da

PEG-IFN-α-2a
Đã được duyệt
Pegasys (Roche), 180 µg, 1 lần/tuần, tiêm dưới da

Albuferon
Phase 2
Dung hợp interferon với albumin để làm tăng thời gian bán thải
Các dữ liệu sơ bộ cho thấy là thời gian bán thải kéo dài và hiệu quả kháng virus               tương tự

Omega-interferon (IFN-ω)
Phase 2
Thay thế IFN type 1. Các nghiên cứu giai đoạn sớm cho thấy tác dụng kháng virus tương tự với các IFN type 1 và dữ liệu về tác dụng phụ tương tự

Gama-interferon (IFN-γ)
Phase 2
Các nghiên cứu về sự phối hợp với IFN type 1 đối với những bệnh nhân không đáp ứng đang được tiến hành

Các IFN dùng đường uống
Phase 1
Hấp thu IFN qua đường uống
Chất gây cảm ứng sinh interferon dùng đường uống
Imiquimod
Tiền lâm sàng
Đã được duyệt sử dụng như 1 thuốc dùng tại chỗ trong khoa da liễu

Resiquimod
Phase 2
Các nghiên cứu cho thấy không có tác dụng kháng virus hoặc cảm ứng cytokine nhưng các liều đã dùng có thể không đầy đủ

ANA 245
Phase 1
Chất tương tự nucleoside trọng lượng phân tử thấp

ANA 971
Phase 1
Chuyển giao ANA 245 đến huyết tương của các động vật khác nhau
Chất tương tự nucleoside
Ribavirin*
Đã được duyệt
Copegus (Roche), 0,8 -1,4 g/ngày dùng đường uống†
Rebetol (Schering-Plough), 0,8 – 1,4 g/ngày, dùng đường uống†

Levovirin

Đã ngừng phát triển do các vấn đề về hấp thu và chuyển giao thuốc

Viramidine
Phase 3
‘Tiền thuốc’ của ribavirin có sự thu nhận ưu tiên vào gan. Các thử nghiệm quốc tế trên phạm vi rộng đa trung tâm, sử dụng phối hợp với PEG-IFN đang được tiến hành

ANA 246
Tiền lâm sàng
Hợp chất dùng đường uống làm tăng đáp ứng cytokine type 1
Chất ức chế IMPDH
VX-497
Phase 2
Chất ức chế IMPDH đặc hiệu, không làm tan huyết, các thử nghiệm thêm với IFN và ribavirin đang được tiến hành

Mycophenylate mofetil
Phase 2
Đánh giá hiệu quả khi phối hợp với IFN-α ở những bệnh nhân không đáp ứng đang được tiến hành
Thuốc kháng virus phổ rộng
Amantadine
Phase 2
Nhiều thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả khi dùng với IFN hoặc IFN và ribavirin ở các nhóm nghiên cứu gồm những bệnh nhân chưa từng điều trị và những bệnh nhân không đáp ứng

Rimantadine
Phase 2
Các thử nghiệm tương tự như những thử nghiệm đối với amantadine
Thuốc điều biến miễn dịch khác
Histamine
dihydrocholoride
Phase 2
Chất hoạt hóa tế bào diệt tự nhiên (NK). Phối hợp với PEG-IFN và ribavirin trong các thử nghiệm lâm sàng ở những bệnh nhân không đáp ứng

Thymosin α-1
Phase 2 và 3
2 thử nghiệm trên phạm vi rộng so sánh PEG-IFN đơn thuần hoặc với thymosin α-1 ở những bệnh nhân không đáp ứng

IL-10
Phase 2 và 3
Cytokine kháng viêm. Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng đã thất bại trong việc cho thấy lợi ích xét về mặt xơ hóa; IL-10 có liên quan với giảm các trị số ALT và viêm gan, nhưng tăng các nồng độ virus

IL-12
Phase 2 và 3
Cytokine tiền viêm. Thử nghiệm phase 2 cho thấy sự thiếu hiệu quả và có độc tính đáng kể
Gây miễn dịch thụ động

HCIg
Phase 1 và 2
Globulin miễn dịch âm tính với RNA của HCV hiệu giá cao trong mẫu gộp được bất hoạt. Thử nghiệm ban đầu để đánh giá sự  nhiễm HCV tái phát sau ghép gan
Tiêm chủng trị liệu

Vắcxin trị liệu E1
Phase 2
Sử dụng vắcxin E1 ở bệnh nhân nhiễm HCV sau 28 tuần đã tạo ra các nồng độ kháng thể E1 có thể phát hiện được và đáp ứng tế bào T đặc hiệu

Văcxin trị liệu E1/E2
Tiền lâm sàng và phase 1
Văcxin E1/E2 tái tổ hợp có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm trùng hoặc bệnh mạn tính ở tinh tinh

Protein dung hợp NS3-NS4-NS5-lõi
Phase 1
Kết hợp với một chất bổ trợ, mồi đáp ứng mở rộng của tế bào T CD4+ và CD8+ ở tinh tinh
Thuốc chống xơ hóa

IFN-γ-1b
Phase 2
Thử nghiệm chống xơ hóa trên phạm vi rộng đã không đạt được kết quả xét về tác dụng chống xơ hóa

Xem thêm: benh gan b| viem gan b| thuoc giai doc gan| bệnh viêm gan| cach chua benh nong gan