Điều trị viêm gan C
Về bệnh viêm gan siêu vi C: Cách đây khoảng 10 năm thì việc điều trị viêm gan C có thể nói là gặp rất nhiều khó khăn và được xem là ít có hy vọng. Nhưng trong những năm gần đây khả năng chữa lành bệnh do viêm gan C đã tăng lên rất nhiều nhờ sự phối hợp của 2 loại thuốc chủ lực là Interferon và Ribavirin. Trước đây, nếu dùng đơn độc Interferon thì hiệu quả khỏi bệnh rất thấp, có khi chỉ đạt 30%. Nhưng khi phối hợp 2 thuốc trên với nhau thì khả năng lành bệnh tăng lên rất nhiều. Hiện nay có rất nhiều loại Interferon như Interferon alfa 2 b (Intron A) của hãng Schering, PEG – Interferon... có hiệu quả hơn, thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn và chỉ cần tiêm 1 lần/tuần khi điều trị kết hợp với Ribavirin trong vòng 6 tháng thì tỷ lệ bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh khá cao, có tác giả thống kê cho thấy kết quả khỏi bệnh lên tới 85-88%. Bên cạnh đó nhờ sự phát triển của công nghệ gien, cho phép phát hiện loại Genotype của siêu vi C do vậy hiệu quả điều trị cũng tăng lên rõ rệt, nhất là với loại viêm gan C số 2, 3 loại chủng C1a, C1b cũng đạt tỷ lệ khoảng 50%.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm trong quá trình điều trị viêm gan C như sau:
- Viêm gan siêu vi C hiện chưa có vacxin ngừa.
- Sau khi điều trị khỏi, nếu không giữ gìn tốt có khả năng tái nhiễm trở lại.
- Giá thành của Interferon thế hệ mới và Ribavirin khá đắt, tổng chi phí cho một đợt điều trị có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
- Khi điều trị với Interferon có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm cúm, sốt, đau nhức mình, miệng đắng, ăn không ngon, sút cân, rụng tóc...
Vì vậy trong thời gian điều trị nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi khi thấy mệt, ăn thành nhiều bữa, tránh các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nên ăn thật nhiều rau và các loại trái cây ngọt cũng như các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng để tránh tình trạng sụt cân do kém ăn. Bên cạnh đó cần lưu ý các chế độ phòng ngừa để tránh tái nhiễm.
- Sau khi điều trị khỏi, nếu không giữ gìn tốt có khả năng tái nhiễm trở lại.
- Giá thành của Interferon thế hệ mới và Ribavirin khá đắt, tổng chi phí cho một đợt điều trị có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
- Khi điều trị với Interferon có thể gặp một số tác dụng phụ như: cảm cúm, sốt, đau nhức mình, miệng đắng, ăn không ngon, sút cân, rụng tóc...
Vì vậy trong thời gian điều trị nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi khi thấy mệt, ăn thành nhiều bữa, tránh các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nên ăn thật nhiều rau và các loại trái cây ngọt cũng như các loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng để tránh tình trạng sụt cân do kém ăn. Bên cạnh đó cần lưu ý các chế độ phòng ngừa để tránh tái nhiễm.
Điều trị viêm gan C |
* Vấn đề thứ hai: bệnh gì không đựợc QHTD? Thông thường chỉ với một số bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, đang trong giai đoạn lây bệnh cao mới cần cách ly, không chỉ với phụ nữ mà với tất cả mọi người xung quanh. Ngoài ra cũng có một số bệnh không phải truyền nhiễm nhưng nếu tiếp xúc quan hệ với người khác giới có thể nguy hiểm tới tính mạng. Đối với những bệnh truyền nhiễm, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tính chất và đường lây truyền mà có các biện pháp cách ly cần thiết để tránh lây lan. Còn ở giai đoạn khả năng lây nhiễm thấp hoặc phải có những gần gũi nhất định mới có thể lây truyền được hoặc những người xung quanh đã được chích ngừa thì không nhất thiết phải cách ly hay không được gần gũi với người khác giới ngay cả với bệnh phong hay bệnh AIDS cũng cần có sự gần gũi cảm thông của cộng đồng, không nên xa lánh họ. Điều quan trọng là hiểu biết về bệnh, đường lây truyền để có các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh chứ không phải loại bỏ người bệnh ra khỏi công đồng. Không nên suy đoán bừa bãi dễ gây những ảnh hưởng không tốt về tâm lý. Việc kết luận một người có bệnh gì phải được các cơ quan y tế có thẩm quyền xác định, không nên chỉ nghe và suy đoán lung tung mà mang lại hậu quả khôn lường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét