Thông thường một trẻ chào đời sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24h đầu sau sinh. Sau khi xảy ra sự cố 3 trẻ ở Quảng Trị tử vong sau tiêm vắc xin có ý kiến cho rằng nên để trẻ tròn 1 tháng tuổi, khi trẻ đã cứng cáp hơn, cha mẹ có thể tự đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm gan B mũi đầu tiên, thay vì tiêm ngay sau sinh tại bệnh viện. Một bác sĩ tại BV Nhi Hà Nội đưa ý kiến có thể lui thời gian tiêm mũi đầu tiên viêm gan B cho trẻ, không nhất thiết phải tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh.
Tuy nhiên, các chuyên gia về vắc xin khẳng định việc tiêm vắc xin viêm gan B ngay trong vòng 24h đầu sau sinh là rất cần thiết, bởi nếu tiêm sớm hiệu quả bảo vệ càng cao. Việc tiêm sớm càng có ý nghĩa hơn khi tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B tại Việt Nam khá cao, 10-20% dân số.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: "Tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau khi sinh, thậm chí cả khi mẹ bị nhiễm virus, sẽ phòng được khoảng 85% nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ sơ sinh. Trong khi nếu mẹ có virus viêm gan B, thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị lây. Nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan sau đó. Khi đó, việc điều trị không chỉ tốn kém, lâu dài mà cũng rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ".
Vắc xin viêm gan B có thể ngăn ngừa lây nhiễm thậm chí sau khi phơi nhiễm với virut viêm gan B . Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con, giữa các thành viên trong gia đình (qua tiếp xúc với dịch tiết cơ thể bị nhiễm bệnh) và qua quan hệ tình dục.
Việc tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu sau sinh cũng là khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO đánh giá vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn, không có chống chỉ định, có chống chỉ định, trẻ sinh non, sinh thiếu cân... cũng có thể tiêm được.
Theo ước tính của WHO, tỷ lệ tai biến sau tiêm là 1-2 trong một triệu liều, rất thấp trong khi các loại vắc xin khác tỷ lệ có thể lên tới 2-5 trên triệu liều. Tiêm vắc xin viêm gan B có thể gây phản ứng thông thường như đau tại chỗ (3-9%), sốt trên 37,7 độ C và sốc phản vệ nhưng chỉ khoảng 1/600.000 liều.
Trẻ cần được thăm khám kỹ trước khi tiêm
Trường hợp 3 trẻ ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị tử vong sau viêm vắc xin viêm gan B tại cùng một bệnh viện, cùng thời điểm đã đặt ra nhiều lo ngại. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như nguyên nhân tử vong do chất lượng vắc xin hay do cả ba bé đều mắc bệnh nặng khi tiêm nên đã dẫn tới sốc phản vệ? Giả sử vì nguyên nhân cả 3 trẻ đều mắc bệnh thì các bé có được thăm khám trước khi tiêm hay không, nếu có được thăm khám sao không có chỉ định lùi lịch tiêm lại?
Có nên tiêm vắc xin viem gan B ngay sau sinh?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, Hà Nội cho biết, những đứa trẻ vừa chào đời mà có biểu hiện bệnh rõ ràng, trầm trọng thì rất dễ để biết bé đó đang mắc bệnh. Tuy nhiên, có nhiều trẻ biểu hiện bệnh rất mơ hồ, thậm chí không có triệu chứng nên nếu không phải bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám thì không phát hiện ra bệnh.
"Đừng cho rằng đứa trẻ sau khi ra khỏi bụng mẹ chỉ cần khóc to một tiếng là khỏe mạnh, bình thường. Có nhiều cháu khi ra đời vẫn bú tốt, ngủ tốt nhưng 6-12 tiếng sau thì bị suy hô hấp, nghĩa là đứa trẻ đang có bệnh trong người chứ không phải khỏe mạnh như tiên đoán ban đầu. Trong trường hợp này, nếu trẻ tiêm vắc xin thì rất có thể xảy ra nguy hiểm đến tính mạng, bởi trẻ đang ủ bệnh trong người. Việc tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h đầu là rất cần thiết, tuy nhiên trẻ cần được thăm khám kỹ trước khi tiêm. Với trẻ có nghi ngờ về sức khỏe nên lùi lại thời điểm tiêm", PGS.TS Dũng nói.
Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ Y tế cần xem xét đến chất lượng vắc xin bởi sự trùng hợp cả 3 bé đều mắc bệnh nặng một lúc khi tiêm là rất khó xảy ra.
GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc xin sinh phẩm y tế, Bộ Y tế cho biết, cần phải kiểm tra chất lượng thuốc, quy trình tiêm chủng mới có thể đưa ra kết luận tai biến là do vắc xin hay không. Tuy nhiên, 3 trẻ sơ sinh tử vong cùng một lúc, sau khi tiêm cùng một lô thuốc, cùng một bệnh viện là vấn đề đáng lo ngại. Để đánh giá đúng nguyên nhân sự việc thì cần phải xem lại bệnh án của cả 3 sản phụ và các bé lúc đẻ, diễn biến cuộc đẻ …"
Được biết, Bộ Y tế đã cử một đoàn chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, đại diện chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đến Hướng Hóa, Quảng Trị để làm rõ nguyên nhân tai biến.
Một chuyên gia của Cục Y tế dự phòng cho biết, vắc xin gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị là do Việt Nam sản xuất. Số vắc xin tiêm cho 3 trẻ tử vong nằm trong tổng số 30 lọ được Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa cấp cho BV Đa khoa Hướng Hóa cùng với số vắc xin ngừa viêm gan B đã triển khai tiêm phòng tại 22 xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa trước đó. Trước mắt, huyện Hướng Hóa sẽ đình chỉ việc tiêm vắc xin viêm gan B loại này, còn trên toàn tỉnh Quảng Trị Bộ Y tế sẽ có quyết định sau.
Các chuyên gia về vắc xin khẳng định vắc xin chống nhiem virut viem gan B là vắc xin lành tính, có tỷ lệ tử vong rất thấp. Việc xảy ra cùng lúc 3 trẻ tử vong sau viêm cùng một lúc, một nơi như ở Quảng Trị là rất hiếm. Do đó, cần phải rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng, kiểm tra chất lượng vắc xin, thao tác dịch vụ, quá trình bảo quản thuốc …
Năm 2005, tại Việt Nam cũng đã ghi nhận một số ca tai biến liên quan đến vắc xin viêm gan B, một số trẻ cũng đã tử vong sau khi tiêm. Sauk hi điều tra, Bộ Y tế đưa ra kết luận các trường hợp tử vong này không liên quan đến chất lượng vắc xin.
Tuy nhiên, vì lo sợ nhiều cha mẹ không muốn cho trẻ tiêm ngay sau sinh, một số bệnh viện cũng ngừng tiêm cho trẻ trong vòng 24h đầu sau sinh. Hậu quả là tỷ lệ chích ngừa viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh giảm mạnh. Năm 2005, tỷ lệ chích ngừa đạt hơn 60%, nhưng đến năm 2011 chỉ còn chưa đến 20%. Thời gian gần đây, con số này có xu hướng nhích dần lên.
Xem thêm: chữa bệnh gan| gan nhiem mo| hoang dan| benh gan sieu vi B| viem gan B cap tinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét