Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Lựa chọn kỹ thuật trám răng phù hợp với các mức độ sâu

Trám răng là một giải pháp phổ biến cho các trường hợp răng sâu, răng bị vỡ mẻ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi mức độ sâu răng mà nha sỹ có thể chỉ định cho bạn một kỹ thuật trám răng phù hợp nhằm mang lại kết quả phục hình tốt nhất.
Trám răng sâu mức độ nhỏ
Trong trường hợp răng chớm sâu hoặc mức độ vỡ, mẻ chưa lớn thì sự lựa chọn kỹ thuật trám răng cơ bản là trám với các vật liệu composite, amalgam hay GIC. Đây là cách hàn răng trực tiếp bằng cách trám bít vật liệu nha khoa vào chỗ răng bị sâu và tái tạo lại hình dáng thẩm mỹ và chiếu đèn laser hoặc halogen để đông cứng vết trám.
Nếu như amalgam hay còn gọi là trám bạc thường được sử dụng cho xoang trám răng hàm bởi độ chịu lực tốt cũng như màu sắc kém thẩm mỹ thì composite sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho trám răng cửa sâu bởi màu sắc có sự tương đồng rõ rệt với răng thật nên hoàn toàn không bị lộ sau khi trám.
Việc lựa chọn một loại vật liệu nào phù hợp nhất sẽ được các nha sỹ tư vấn sau khi thăm khám tình trạng cụ thể. Tuy nhiên, hàn trám theo kỹ thuật trực tiếp thì độ bền không được cao, thông thường 2-3 năm chỗ trám bị bong bật khi tác động của lực nhai nhiều và cần thực hiện trám bít lại.
Trám răng sâu cho các lỗ sâu lớn
Với các răng hàm sâu ở mức độ lớn, có lỗ sâu khá to và bị mất nhiều mô răng thì hàn trám theo kỹ thuật gián tiếp Inlay/Onlay sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Loại trám này không chỉ lấp đầy phần răng bị mất do sâu mà còn giúp nâng đỡ tốt phần răng còn lại. Về bản chất thì trám Inlay/Onlay có khá nhiều điểm tương đồng với bọc răng sứ và có độ bền cao hơn hẳn so với trám răng thông thường bằng vật liệu composite hay amalgam.
Trong kỹ thuật trám Inlay thì miếng trám nằm gọn bên trong răng, không phủ lên múi răng, thường sử dụng cho những răng có lỗ sâu hoặc bể vừa phải, nếu các múi răng vẫn còn nguyên vẹn, chỉ phần mô răng bên trong bị mất đi. Trong khi đó, Onlay là miếng trám nằm bên trên răng, phủ lên múi răng, thường dùng cho những răng có lỗ sâu hoặc bể lớn, các múi răng thật đã mất sau khi nạo vết sâu.
Trong kỹ thuật trám răng này thì miếng trám sẽ được đúc ở bên ngoài bằng chất liệu sứ trùng khít với phần răng bị mất mô, sau đó sẽ được gắn trở lại trên răng. Điểm khác cơ bản giữa kỹ thuật trám Inlay/Onlay là miếng trám chỉ phủ lên phần răng bị sâu để ngăn ngừa tình trạng sâu răng cũng như phục hình cho răng mà không bao bọc toàn bộ răng và không mài răng thật như cách bọc sứ. Tuy nhiên, kỹ thuật trám Inlay/Onlay thường có mức chi phí khá cao so với hàn trám trực tiếp với composite và amalgam.
Tại Nha khoa Hoàn Mỹ, công nghệ trám Le.Max hiện đại nhất Hoa Kỳ đang được áp dụng giúp cho vết trám có độ bền chắc khá cao, khắc phục được các nhược điểm mà các công nghệ khác mắc phải. Công nghệ mới  - thế hệ Laser nha khoa 4.0 đảm bảo hạn chế tình trạng long chân bám hay xoang trám thấm nước, làm tăng tính tương thích giữa vật liệu trám, giúp cho vết trám có độ bám dính cao.
Được thực hiện bởi các bác sỹ giàu kinh nghiệm đã trực tiếp điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về thao tác hàn răng diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng cũng như đảm bảo chất lượng hàn trám tốt nhất.
Mọi băn khoăn về kỹ thuật trám răng, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ theo số điện thoại 0943 776699 hoặc điền các thông tin vào phiếu đăng ký tư vấn dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn một cách cụ thể và chính xác nhất.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét