Trám răng hay hàn răng là thay thế mô răng bị bệnh hoặc mô răng đã bị mất bởi vật liệu nha khoa nhằm ngăn chặn sự tiến triển của sâu răng. Tuy nhiên, trám răng không phải là phương pháp có thể loại bỏ được vĩnh viễn căn bệnh sâu răng. Nếu người bệnh không giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ thì chúng có khả năng tái phát rất cao. Ngoài ra thì trám răng còn được dùng để bù đắp một phần hoặc có thể là toàn phần vào chỗ răng bị khuyết do tai nạn hay va đập gây nên.
>> Trám răng lấy tủy
>> có bầu có nên hàn răng
Vật liệu trám răng hiện nay bao gồm:
1. Hỗn hợp Amalgam hay còn gọi là trám chì .
2. Composite là vật liệu giống màu răng .
3. GIC ( glass inomer cement ).
Vật liệu trám thông dụng được nha khoa và nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay là trám răng bằng composite. Sau khi phủ lớp composite quang trùng hợp lên răng cần điều trị, lớp composite này sẽ tự động đông cứng lại khi được chiếu đèn Halogen với thời gian được cài sẵn. Phần thô nhám của composite bị đông cứng sẽ được mài nhẵn và đánh bóng để trông như răng tự nhiên.
Nguyên nhân gây sâu răng :
Sâu răng là do mất cân bằng giữa sự tạo khoáng tự nhiên của men răng và sự hủy khoáng men răng bởi tác động axit bám trên răng .
Tuy nhiên, khi được đưa đến nha sỹ để trám răng thì bệnh nhân lại lo lắng “trám răng có đau không?”. Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Trong quá trình được nha sỹ trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi mỏi ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 10 phút sau bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét