Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Tích cực phòng ngừa bệnh viêm gan

Mỗi năm các loại vi rút viêm gan là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu người tử vong. Hiện có 5 loại virus viêm gan, đó là virus A, B, C, D và E, trong đó virus viêm gan B và C là nguy hiểm nhất.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B và 200 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C.
Còn ở Việt Nam, theo Thứ trướng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, nước 1 trong 9 quốc gia vùng Tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với dịch viêm gan vi rút với tỷ lệ người nhiễm cao. Ước tính có từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người) nhiễm vi rút viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.
Riêng đối với viêm gan C, hiện chưa có vắc xin tiêm phòng nên tình trạng lây nhiễm có nguy cơ ngày càng tăng.
Hiện đã có 7 loại thuốc điều trị bệnh viêm gan vi rút và kết quả điều trị tốt đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, bệnh thường phải điều trị kéo dài hàng năm với chi phí cao (từ 3,5-4 triệu đồng/tháng)...
Theo Tiến sỹ Đinh Quý Lan, Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cách dự phòng bệnh có hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh viêm gan B là tiêm phòng bằng vắ cxin viem gan B cho trẻ sơ sinh và những người có yếu tố nguy cơ cao (nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong cơ sở cai nghiện ma túy…).
Đối với bệnh viêm gan C, do hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, nên các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là: Ngăn chặn sự lây lan của siêu vi theo đường máu hoặc tiếp xúc với da niêm như không chích ma túy, không dùng chung kim và ống tiêm hoặc các dụng cụ dùng ma túy khác, không dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kìm cắt móng tay; tránh sinh hoạt tình dục không an toàn...
Trong năm 2012, Hội Gan mật Việt Nam lần đầu tiên phát động phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" vi rút viêm gan trong cả nước. Sau 1 năm phát động, phong trào đã bước đầu đạt được một số kết quả như: khám và xét nghiệm cho hơn 3 triệu người; phát hiện gần 148.000 người nhiễm vi rút viêm gan B, hơn 19.000 người nhiễm vi rút viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tiêm vacxin viêm gan B

Sau sự cố 3 trẻ tử vong tại tỉnh Quảng Trị sau tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B sơ sinh ngày 20/7, tỷ lệ tiêm vắcxin này trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh. Kết quả giám sát của Trung tâm YTDP tỉnh cho thấy, nguyên nhân là do tâm lý e ngại của người dân và thiếu vắc xin từ ngày 24/7 - 7/8 tại một số bệnh viện: Kỳ Sơn, Cao phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Nếu trong tháng 6, tỷ lệ trẻ được tiêm trong toàn tỉnh đạt 96,8%, tháng 7 giảm xuống 63,5% và đến tháng 8 giảm còn 10,8%. Đặc biệt, trong tháng 8 có 7 Bệnh viện Đa khoa trong toàn tỉnh không triển khai tiêm là: Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy, Cao Phong, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa TP. Hòa Bình. 4 bệnh viện còn lại tỷ lệ tiêm rất thấp. Duy nhất chỉ có Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc duy trì kết quả tiêm đảm bảo tiến độ chương trình.
Đồng chí Lương Văn Thịnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc cho biết: Sau vụ việc ở Quảng Trị, Bệnh viện quan tâm hơn đến quy trình tiêm chủng như: bảo quản vắcxin, tư vấn, khám sàng lọc, tiến hành tiêm, theo dõi sau tiêm... Sau khi tiêm, Bệnh viện lưu lọ vắcxin đã tiêm có ghi đầy đủ tên sản phụ của trẻ được tiêm trong vòng 3 ngày. Mọi khâu trong tiêm chủng đều tuân thủ chặt chẽ, nghiêm ngặt các quy trình của Bộ Y tế và không có trường hợp nào sau tiêm bị phản ứng nặng. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, giải thích cho gia đình không hề dễ dàng. Bản thân cán bộ tiêm tâm lý cũng khá nặng nề. Song vì tương lai của trẻ, công tác tiêm chủng vẫn được duy trì. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại Bệnh viện có giảm nhưng không quá thấp hoặc không tiêm như các đơn vị khác. Trong tháng 8, Bệnh viện đã tiêm được cho 54% trẻ sơ sinh.
Để đảm bảo tiến độ chương trình TCMR đặt ra và kết quả phòng bệnh benh gan B cho trẻ trong vòng 24h sau sinh, Trung tâm YTDP tỉnh vừa có Công văn số 747 ngày 13/9 đề nghị các đơn vị triển khai công tác tiêm vắc xin theo đúng yêu cầu tại Công văn số 864 ngày 1/8 của Sở Y tế về việc tiếp tục tiêm loại vắc xin này. Trước đó ngày 7/8, Trung tâm YTDP tỉnh có Công văn số 613 về việc tạm ngừng sử dụng 2 lô vắc xin viêm gan B trong dự án TCMR là lô số: V-GB020812E và V-GB030812E, hạn dùng tháng 7/2015, số đăng ký QLVX-0376-11 do Công ty MTV Vắc xin và sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất. Như vậy các lô sản xuất khác vẫn được sử dụng bình thường.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan, xơ gan. Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó, tiêm vắcxin viêm gan B trong vòng 24 h đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền bệnh gan B từ mẹ sang con với tỷ lệ đạt từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền sẽ ít hiệu quả. Tại tỉnh ta, công tác TCMR được triển khai 25 năm qua đã khẳng định được hiệu quả phòng bệnh, một số bệnh đã được thanh toán, loại trừ như bại liệt, uốn ván sơ sinh. Vì những lợi ích mà vắcxin đem lại, việc tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ vẫn được tiến hành trên toàn quốc. Nếu tiêm tốt, nước ta sẽ giảm được bệnh này và tiến tới loại trừ được như một số bệnh khác. Theo nhiều chuyên gia y tế, các gia đình nên tiếp tục đưa con em mình đi tiêm chủng các vắcxin trong chương trình TCMR để bảo vệ trẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Những loại vacxin cần chích trong thai kỳ

Vắc-xin nên chích trong thai kỳ
Nên chích ngừa VAT để ngừa bệnh uốn ván sơ sinh. Uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là uốn ván sơ sinh, lên đến 95%. Đáng ngại là vi khuẩn uốn ván có ở khắp nơi, từ tường rào sắt rỉ, đinh sét, cống rãnh, chuồng trại… Dụng cụ phẫu thuật tiệt trùng không kỹ cũng có thể làm vết thương nhiễm trùng, dẫn tới sốt uốn ván.
Theo TS-BS Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa Sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TP.HCM, khi mang thai vào quý II (tháng thứ tư đến thứ sáu của thai kỳ), thai phụ cần chích ngừa uốn ván hai lần, mỗi lần cách nhau một tháng. Vắc-xin có khả năng bảo vệ 5 năm nên trong vòng 5 năm sau, nếu có thai tiếp, sẽ chích nhắc một mũi, sau 5 năm chích hai mũi.
Mẹ nhiễm cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể sinh con dị tật, đây là bệnh thai phụ dễ mắc, đặc biệt là trong mùa cúm. Việc chích ngừa cúm có an toàn khi đang mang thai? TS-BS Lê Thị Thu Hà - BV Từ Dũ TP.HCM tư vấn: "Việc chích ngừa cúm hoàn toàn an toàn trong thai kỳ. Lưu ý, không được chích cho những thai phụ dị ứng với trứng (vì trong thành phần của thuốc có chứa protein từ trứng).
Vắc-xin cúm dạng tiêm được chế tạo từ virus cúm bất hoạt, vì vậy an toàn cho mẹ và bé, kể cả trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, vắc xin cúm dạng khí dung (xịt vào mũi) được chế tạo từ virus sống thì không nên dùng cho thai phụ. Nếu người mẹ được chích ngừa cúm khi mang thai, kháng thể sẽ qua nhau đến thai nhi và bảo vệ bé khỏi bị cúm trong sáu tháng đầu đời.
Chích ngừa trước khi mang thai
Có nhiều vắc-xin chống chỉ định chích khi mang thai, vì thế chị em không nên đợi đến khi mang thai mới chích ngừa bệnh.
- Nếu nhiễm rubella khi mang thai, dị tật bẩm sinh lên đến trên 50% đặc biệt là nhiễm bệnh trong những tháng đầu. Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao sinh thai dị tật, thiếu cân, thai chết lưu, sẩy thai hoặc sinh non. Mắc bệnh thủy đậu lúc chuẩn bị sinh, thai nhi có thể bị bệnh da bẩm sinh.
BS Nguyễn Công Viên - Phòng khám Quốc tế Alain Carpentier TP.HCM khuyến cáo: "Vắc-xin sống chống chỉ định chích khi mang thai gồm: thủy đậu và quai bị, sởi, rubella. Do đó, trước khi có thai, cần chích hai liều cách nhau hai tháng và chích trước khi mang thai ít nhất là một tháng. Đây là vắc-xin chích một lần bảo vệ cả đời".
- Viêm gan siêu vi A và siêu vi B có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp cho người mẹ. Viêm gan do siêu vi B có phần nguy hiểm hơn, vì có thể diễn tiến thành viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan, ung thư gan. Viêm gan siêu vi A chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Viem gan B lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền cho con khi sinh.
Do đó, nếu xét nghiệm máu có kết quả chưa nhiễm viêm gan A, B thì nên chích ngừa. BS Nguyễn Hữu Trung - Phòng khám Hoàng Gia Eva TP.HCM cho biết: "Sau khi chích ngừa đủ liều, khoảng một tháng sau mũi cuối có thể mang thai. Lúc này kháng thể đã đủ sức bảo vệ. Tuy nhiên, nếu lỡ "dính bầu" ngay sau khi chích ngừa xong, vẫn dưỡng thai được".
Trong trường hợp thai phụ đang bị viêm gan B, làm thế nào để con không bị nhiễm bệnh từ mẹ? BS Nguyễn Thế Hùng - Bệnh viện An Sinh TP.HCM cho biết: "Thai phụ nên sinh con ở bệnh viện có thuốc chích ngừa đầy đủ để chích cho bé. Trong vòng 24 giờ, tốt nhất là 12 giờ sau sinh, cần chích vắc-xin ngừa viêm gan B và chích huyết thanh miễn dịch chống viêm gan B, giúp bé không nhiễm bệnh từ mẹ, hiệu quả bảo vệ đến 95%".

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bệnh viêm gan B đừng để quá muộn

Hội Gan mật Việt Nam khuyến cáo, mặc dù trình độ hiểu biết của người dân về bệnh viêm gan B đã có chuyển biến, nhưng số người đến viện trong giai đoạn muộn không giảm (8.000-10.000 người/năm).
Phần lớn người dân chủ quan với bệnh
Đang làm vườn, anh T.T.T (53 tuổi) ở Sóc Sơn, Hà Nội bỗng nôn thốc toàn chất màu đen và ngất xỉu. Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu – BV Bạch Mai và được chẩn đoán xơ gan. Kết quả xét nghiệm: Dương tính với virus benh gan B. Gia đình tá hỏa vì từ trước tới nay anh T vẫn khỏe.
Nên kiểm tra thường xuyên để biết tình trạng bệnh
Về vấn đề này, tiến sĩ Đinh Quý Lan – Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết, nguyên nhân chủ yếu làm cho bệnh viêm gan B có thể phát sinh biến hóa là do người bệnh không kịp thời phát hiện bệnh, không điều trị đúng lúc làm cho bệnh từ cấp tính phát triển thành mạn tính. Ngoài ra, bệnh nhân lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm cho virus nhờn thuốc.Nguy hiểm hơn, chị H.T.L (29 tuổi), ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng mang thai tháng thứ 7. Khi đi khám và làm thủ tục sinh con tại BV Phụ sản Hải Phòng, chị phải làm xét nghiệm máu. Sau xét nghiệm, bác sĩ thông báo chị L phải dùng thuốc kiềm chế virus viêm gan B ngay, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Chị L hoang mang nói: “Từ trước tới nay tôi không hề ốm, sao lại bị viêm gan B được?”.
Đặc biệt, một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn là phần lớn không có triệu chứng gì. Bệnh nhân càng nhỏ tuổi, triệu chứng càng không rõ ràng. Tới khi đi khám, làm xét nghiệm mới phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, mạn tính: Gan to, các chức năng gan biến loạn.
Nên kiểm tra men gan định kỳ
Hàng năm, BV Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận gần 1.000 lượt bệnh nhân mắc các bệnh về gan, trong đó 60% người mắc viêm gan B (HBV), số còn lại bị viêm gan A-C-D-E, phần lớn trong số này chuyển mạn tính do điều trị muộn. Tại khoa Truyền nhiễm- BV Bạch Mai hàng năm cũng tiếp nhận điều trị cho hơn 300 bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính.
Theo BS Trịnh Thị Ngọc Thủy – nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, trong chuyên môn, viêm gan mạn tính có 2 loại: Viêm gan mạn tính tấn công và viêm gan mạn tính tồn tại. Bệnh gan mạn tính tồn tại có thể chữa khỏi, nhưng viêm gan mạn tính tấn công sẽ chuyển thành xơ gan, ung thư gan nguyên phát.
Ở thời kỳ ủ bệnh (2-6 tháng), bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt. Thời kỳ khởi phát (1 tuần), bệnh sốt nhẹ, có hội chứng như cảm cúm, chán ăn, nước tiểu vàng sậm, phân nhạt màu, có thể đau tức nhẹ vùng hạ sườn phải. Thời kỳ toàn phát, bệnh nhân có vàng da, nhất là củng mạc mắt và niêm mạc dưới lưỡi, nước tiểu sậm màu, chán ăn, mệt lả (có hiện tượng như ốm giả vờ), phân nhạt màu, đau tức hạ sườn phải.
Điều nguy hiểm là trong viêm gan B, tỷ lệ bệnh nhân bị hôn mê gan cấp chiếm tới hơn 2%. Để giúp bệnh nhân viêm gan B phòng, điều trị bệnh, các bác sĩ chuyên về gan mật khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra men gan định kỳ, phối hợp với bác sĩ khống chế virus có hiệu quả, tránh bệnh tái phát làm suy chức năng gan. Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường nghỉ ngơi, không lao động quá sức, tâm trạng thoải mái.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Con trai cứu người cha bị suy gan

Người đàn ông 50 tuổi với tiền sử nghiện rượu, benh gan B dẫn tới xơ gan giai đoạn cuối đã quyết định tìm đến phương pháp ghép gan để tiếp tục sự sống. Ca phẫu thuật cắt ghép từ người cho là con trai của ông được tiếp hành tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh gan đang trở thành gánh nặng của toàn cầu, với quyết tâm thực hiện thành công kỹ thuật ghép gan để mở ra một hướng mới trong điều trị cho người bị viêm gan giai đoạn cuối, ngày 15/8 bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ca ghép gan lần thứ hai cho bệnh nhân nam 50 tuổi.
Theo thông tin bệnh viện cung cấp, bệnh nhân là ông H.C.T. ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM. Ông T. có tiền sử bị xơ gan do uống quá nhiều rượu bia và viêm gan giai đoạn cuối dẫn tới xơ gan, các phương pháp điều trị bằng thuốc đã không còn tác dụng. Sau khi tìm hiểu về thủ thuật ghép gan, với sự động viên góp ý của bác sỹ ông T, đã quyết định bước vào ca phẫu thuật với hy vọng tìm lại cuộc sống khỏe mạnh.
Ngày 15/8, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã tiến hành ca ghép gan cho bệnh nhân. Trước lúc ghép gan, ông T. tỉnh táo, đi lại tốt, sẵn sàng cho cuộc mổ ghép. Người hiến gan là con trai của bệnh nhân, tên H.G.T. (18 tuổi).
Ê kíp phẫu thuật gồm 29 y bác sĩ Việt Nam và 13 bác sĩ đến từ bệnh viện ASAN. Vào lúc 8 giờ 15 phút, các bác sĩ đã đặt đường dao đầu tiên mở ổ bụng của người con để bắt đầu thực hiện quá trình lấy gan. Đến 8h30 ổ bụng của người cha cũng được mở, bác sĩ tiến hành cắt bỏ phần gan đã bị xơ, chuẩn bị cho khâu ghép. Sau 7 tiếng việc lấy gan từ người cho được hoàn tất, bác sĩ tiến hành đóng ổ bụng của người con. Đến 17h cùng ngày người con đã tỉnh táo.
Quá trình ghéo cho người cha diễn ra khẩn trương. Bằng những động tác tỉ mẩn, các bác sĩ từng bước hoàn thành công đoạn ghép gan cho người bệnh. Lúc 22h cùng ngày, phần gan có trọng lượng 750g (tương đương 2/3 lá gan bên phải) đã được ghép thành công cho người cha. Các bác sĩ đóng ổ bụng bệnh nhân, các chỉ số sau cắt ghép của người cho và người nhận tương đối ổn định. Được biết cuộc phẫu thuật cắt ghép này tiêu tốn 1,5 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 12/10/2012, Bệnh viện Chợ Rẫy đã phẫu thuật ghép gan cho ca đầu tiên là bà C.T.K.Đ. (52 tuổi) người hiến gan là con trai bệnh nhân tên D.H.L, 22 tuổi. Tuy nhiên, sau cuộc ghép hơn 2 tháng bà Đ. đã tử vong vì bị xuất huyết tiêu hóa ồ ạt.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bệnh gan nhiễm mỡ và dấu hiệu cần cảnh báo

Hiện nay, bệnh gan nhiem mo ngày càng phổ biến. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ:
Ăn uống kém ngon: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì gan không làm tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Buồn nôn, đầy bụng: Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược… có thể là triệu chứng bệnh lí của gan.
Mệt mỏi: Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình đã có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi do ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và kiệt sức.
Sao mạch: Là u mạch hơi nổi trên mặt da có nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống mạng nhện), thường xuất hiện ở những vị trí như mặt, cổ, lưng, cánh tay, ngực. Đường kính có thể vài xăng-ti-mét. Khi dùng đầu ngón tay hoặc một miếng bông ấn vào giữa, mạng lưới các mạch máu nhỏ mờ dần nhưng lập tức xuất hiện trở lại khi không ấn.
Thiếu hụt vi-ta-min: Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng… Một số ít người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam…
Rối loạn nội tiết: Có thể xuất hiện các triệu chứng ở nam giới như tuyến vú phát triển, teo tinh hoàn, chức năng cương dương gặp trở ngại; còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng của người bệnh giảm hoặc tăng…
Vàng da: Là do sự chuyển hóa bi-li-ru-bin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bi-li-ru-bin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da.
Đau bụng: Là kết quả của viêm gan hoặc căng gan. Tuy nhiên, triệu chứng này không phổ biến lắm.
Gan nhiễm mỡ nên chữa trị sớm. Ở thời kì đầu có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi phương thức sinh hoạt, chế độ ăn uống và luyện tập sức khỏe hợp lí./.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Viêm gan siêu vi C mạn là gì, biểu hiện ra sao?

Bệnh gan siêu vi C mạn là gì, biểu hiện ra sao?
Nhiều người, sau đợt nhiễm trùng đầu tiên, bệnh vẫn kéo dài, siêu vi vẫn còn hiện diện trong cơ thể, được gọi là viêm gan siêu vi C mạn tính. Lưu ý là trong viêm gan siêu vi C, tỷ lệ bệnh chuyển sang mạn tính lên đến 75-85%
Viêm gan siêu vi C mạn gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, với tỷ lệ xơ gan lên đến 20%, ung thư gan khoảng 5%. Ngoài xơ gan và ung thư gan, bệnh nhân có thể tử vong vì suy gan cấp. Với khoảng 170 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C, số lượng người tử vong hàng năm liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi C là 350.000 người. Một con số không hề nhỏ!
Nhiều trường hợp, viêm gan siêu vi C mạn không có triệu chứng người bệnh không biết là đã bị nhiễm bệnh, có khi sau nhiễm bệnh 30 năm, triệu chứng mới biểu hiện. Tổn thương gan vẫn diễn ra trong giai đoạn này
Khi người bệnh viêm gan C mạn có dấu hiệu, các dấu chứng tương tự như viêm gan C cấp. Nhưng lúc đó, bệnh đã tiến triển nặng rồi, tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ chữa lành bệnh rất thấp
Như vậy, vấn đề tầm soát để phát hiện bệnh sớm là cực kỳ quan trọng
Làm thế nào phát hiện bệnh viêm gan C?
Câu trả lời là: trước hết, phải xét nghiệm AntiHCV trong máu. Nếu AntiHCV dương tính, phải tiến hành định lượng siêu vi (HCV-RNA Định lượng) nhằm xác định chính xác số lượng siêu vi. Sau khi xác định số lượng siêu vi, chúng ta cần phải xác định kiểu gen. Có 6 kiểu gen chính: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Kiểu gen giúp tiên lượng đáp ứng điều trị. Có một số kiểu gen dễ điều trị hơn, ví dụ: kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn 1 và 6. Các quốc gia khác nhau có kiểu gen khác nhau. Ở Việt Nam thường gặp 1 và 6, ít hơn là kiểu gen 2
Một vấn đề cần lưu ý là thời điểm làm xét nghiệm. AntiHCV sẽ dương tính sau 4-10 tuần tiếp xúc nguồn bệnh, sau tiếp xúc 6 tháng, tỷ lệ AntiHCV dương là >97%. Điều này có nghĩa là làm AntiHCV một lần không có giá trị xác định là đã nhiễm bệnh hay chưa.
HCV-RNA dương tính trong máu sau 2-3 tuần nhiễm bệnh, như vậy HCV-RNA được xét nghiệm sớm nếu nghi nhiễm bệnh
Làm thế nào để tránh lây lan cho người khác?
Khi đã nhiễm bệnh, ngoài việc phải đến khám bệnh đúng bác sĩ chuyên khoa Gan, người bệnh cần nên lưu ý tránh lây lan cho người khác. Ví dụ: quan hệ tình dục an toàn, vì xuất độ lây qua đường tình dục thấp, nhưng VẪN CÓ. Không dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, máy thử đường huyết vì có thể lây bệnh cho người khác. Nếu có vết cắt hay bị phỏng: phải dùng băng keo cá nhân. Không hiến máu, nội tạng, mô, hoặc tinh trùng vì sẽ lây nhiễm bệnh cho người khác
Điều cần lưu ý là bệnh viêm gan siêu vi C không lây qua hắt hơi, ho, sổ mũi, ôm hôn, bắt tay, hoặc ăn chung mâm. Như vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm, thoải mái vui sống cùng người thân trong gia đình, có thể nâng niu, ẳm bồng con cháu mà không sợ lây truyền bệnh.

Sau bao lâu có thể chích ngừa viêm gan siêu vi B

Trong gia đình tôi có người bị virut viêm gan B, những người còn lại có dễ bị lây nhiễm không? Cần phòng ngừa như thế nào? Trước khi chích vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B cần làm xét nghiệm gì?
Nếu quên chích mũi nhắc, có cần chích lại từ đầu? Khi kết quả xét nghiệm máu đã có kháng thể siêu vi viêm gan B thì sau bao nhiêu lâu cần chích lại?
Quốc Minh (Q.8, TP.HCM)
- BS Trần Ánh Tuyết, Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin, tư vấn: Nếu trong gia đình đã có người bị viêm gan siêu vi B, những thành viên còn lại nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cần tầm soát bệnh, tiêm ngừa cho những thành viên còn lại; không sử dụng chung những dụng cụ có khả năng gây trầy xước, chảy máu như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo gió...; khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng và băng kín lại; sử dụng biện pháp phòng vệ khi quan hệ tình dục.
Trước khi chích vắc-xin ngừa benh gan sieu vi B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình có mắc bệnh, có kháng thể hay không. Nếu đã mắc bệnh, nghĩa là HBsAg dương tính, phải điều trị chứ chích ngừa không hiệu quả. Nếu antiHBs dương tính nghĩa là bạn đã có kháng thể siêu vi viêm gan B, không cần phải chích ngừa nữa. Nếu kết quả âm tính trên cả hai xét nghiệm, nghĩa là bạn chưa bị bệnh và cần được bảo vệ bằng cách chích ngừa vắc-xin. Chích ngừa viêm gan siêu vi B gồm ba mũi, hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai sáu tháng nên thường bị quên. Mũi thứ ba là mũi chích nhắc lại để tăng hiệu quả tạo kháng thể. Tuy nhiên, chỉ với hai mũi đầu đã có thể tạo kháng thể cho bạn chống lại bệnh trong khoảng 5-10 năm, tùy cơ địa. Nếu bạn lỡ quên ngày hẹn chích mũi thứ ba thì vẫn có thể tiếp tục chích sau đó, không cần chích lại từ đầu. Sau khoảng 5-10 năm, nếu kết quả kiểm tra cho thấy lượng kháng thể của bạn vẫn đảm bảo (>10cp/ml máu) thì không cần chích lại.
Lưu ý, nếu kháng thể siêu vi viêm gan B được tạo ra từ việc chích ngừa thì sau một thời gian, cần phải chích lại khi nồng độ kháng thể trong máu giảm. Nhưng, nếu kháng thể do cơ thể tự tạo ra thì không cần phải chích ngừa, cũng không cần phải làm các xét nghiệm thường quy sau đó.

Xem: gan nhiem mo| thuoc giai doc gan| chữa bệnh gan

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Nhiều tuổi có cần tiêm phòng viêm gan B

Tôi năm nay 42 tuổi. Tôi thấy nhiều người mắc viem gan B nên muốn tiêm phòng, nhưng không hiểu ở tuổi tôi có còn cần thiết phải tiêm không? Cách phòng mắc viêm gan B là như thế nào? - Vũ Xuân Hòa (Vĩnh Phúc).
Văcxin viêm gan B có thể dùng tiêm cho mọi đối tượng - trừ người đã nhiễm virus viêm gan B. Vì thế, trước khi tiêm, bạn cần phải đi xét nghiệm máu xem mình có nhiễm virut viêm gan b này hay không. Nếu chỉ số HBsAg âm tính thì có thể tiêm được.
Việc tiêm văcxin nên thực hiện càng sớm càng tốt và nhất thiết phải tiêm đủ mũi. Thế hệ trước đây khi mới sinh ra chưa được tiêm phòng đầy đủ, vì thế, người trưởng thành khi chưa nhiễm bệnh nên đến các Trung tâm Y tế dự phòng để được tư vấn và tiêm văcxin phòng bệnh.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Ngoài ra, không thể không nhắc đến việc đi khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện bệnh sớm (nếu có). Nhiều người cho rằng, họ rất ý thức phòng bệnh, nhưng thực tế vẫn có thể nhiễm virus và mắc bệnh từ việc phơi nhiễm với máu, chất dịch từ người có bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh viêm gan

Người bị bệnh viêm gan mạn tính, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chức năng gan.
Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 – 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 – 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 – 20%.
- Chất bột đường: 300 – 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 – 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ…). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
Chất sắt: nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ (bò, heo, cừu…), gan, huyết, rau lá xanh (rau cải xoong, rau bina, cải xoăn…), lúa mạch, yến mạch…trong quá trình điều trị Interferon. Tránh nấu ăn bằng nồi sắt hoặc dùng thuốc bổ có chất sắt.
Sữa: nên dùng khoảng 1 – 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích…

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Thuốc đông y có chữa được bệnh viêm gan B

Một số người khi bị mắc virus viêm gan B thường tìm đến thuốc nam hoặc thuốc bắc để dieu tri benh gan b vì tin rằng uống những thuốc này có thể khỏi hoàn toàn viêm gan virus B. Điều này thực sự có đúng?
Uống thuốc nam, thuốc bắc chữa khỏi viêm gan B?
Theo TS. BS. Vũ Trường Khanh - Phó trưởng Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai, đứng trên quan điểm khoa học, cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn virus viêm gan B.
Bệnh gan B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3 - 6 tháng 90% số người mắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Ở những người viêm gan virus B mãn tính khi dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn nhưng ngày nay khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virus viêm gan B trong máu cho thấy thực chất virus vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.
Cũng theo TS. BS. Vũ Trường Khanh, bệnh viêm gan B là bệnh truyền nhiễm chứ không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.
Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.
Ở người lớn viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan B mãn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.
Hầu hết bệnh nhân bị bệnh viêm gan virus B mãn tính không có biểu hiện ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs.
Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Bệnh gan B cần được kiểm tra định kỳ

Benh gan B là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao khi có biến chứng xảy ra, vì thế việc phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này như thế nào để đạt hiệu quả cao là việc làm rất cần thiết. Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, một trong những việc làm không thể thiếu đối với bệnh nhân viêm gan B là cần phải đi kiểm tra gan thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B
Khi bị nhiễm virus viêm gan B, loại virus này sẽ tấn công tế bào gan và gây ra tổn thương gan. Ở người trưởng thành, khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của “kẻ xâm lược”. Những người này sẽ loại được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và gan cũng sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên ở một số người, hệ miễn dịch không loại trừ được virus và họ trở thành người mang virus viêm gan B mạn tính. Khoảng 10% số người nhiễm virus B lâm vào cảnh này. Trong các trường hợp xấu nhất, các tế bào gan bị virus phá hoại bị thay thế bằng các mô sợi bất thường, dẫn đến ung thư gan và xơ gan.
Nguy hiểm là hầu hết trường hợp viêm gan B mạn tính thường không có biểu hiện gì bất thường nên người bệnh không biết, thậm chí người bệnh vẫn thấy mình khỏe mạnh, ăn uống tốt. Chỉ khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, khó tiêu, thậm chí là vàng mắt, vàng da… mới đi kiểm tra phát hiện bệnh thì phần lớn lúc này bệnh đã quá nặng, thậm chí đã ở giai đoạn xơ gan hoặc ung thư gan, do đó việc điều trị lúc này là rất khó khăn và tỷ lệ điều trị thành công là không cao.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết
Rất nhiều bệnh nhân bệnh gan B chủ quan cho rằng bệnh chưa có triệu chứng gì bất thường nên chưa cần phải chữa trị nhưng thực tế dù bệnh không có bất cứ biểu hiện nào thì virus viêm gan B vẫn không ngừng hoạt động và nhân lên, tàn phá tế bào gan của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra gan định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào, lượng virus là bao nhiêu để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm gan B mạn tính thường diễn tiến âm thầm và tỷ lệ người bệnh chuyển sang xơ gan và ung thư gan là rất lớn nên việc kiểm tra gan định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm được xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù đây là những căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, hiện nay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ với người Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, hầu hết các trường hợp khi bệnh tình đã nặng rồi thì người bệnh mới phát hiện ra, do đó việc điều trị cũng thường gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Khi không may bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh cần phải kiểm tra gan thường xuyên, theo dõi chặt chẽ lượng virus trong cơ thể để có thể đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh của mình thế nào từ đó có liệu pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để nhận được lời khuyên về dinh dưỡng cũng như liệu pháp điều trị tốt nhất.
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ trực tiếp đến số04.3718.1999 – 04.3734.9392 để được các bác sĩ của Phòng khám 12 Kim Mã giải đáp trực tiếp.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Trẻ em sơ sinh và trẻ đến 18 tuổi nên tiêm chủng viêm gan B

• Những người thuộc nhóm “nguy cơ cao” bị nhiễm trùng được liệt kê ở trên nên tiêm chủng ngừa bệnh viêm gan B. Các bác sĩ khuyến cáo tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em đến 18 tuổi nêm tiêm chủng. Người lớn cũng nên tư vấn bác sĩ về chủng ngừa viêm gan B. Tại Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có thể nhận được vắc-xin viêm gan B miễn phí từ các sở y tế nhà nước.
• Tránh dùng chung các vật sắc nhọn như dao cạo, bàn chải đánh răng, bông tai, và kéo bấm móng tay
• Hãy chắc chắn rằng kim tiêm đã vô trùng khi sử dụng để châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai và tiêm
• Tránh chạm trực tiếp vào máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm virus
• Đeo găng tay và sử dụng thuốc tẩy với nước để làm sạch sự cố tràn máu
• Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sau khi chạm vào hoặc làm sạch máu
• Sử dụng bao cao su với các đối tác tình dục
• Quan trọng nhất, hãy chắc chắn rằng bạn nhận được thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan B!
Khả năng hồi phục sau khi bị nhiễm benh gan B
Đối với người lớn: Hầu hết người lớn bị nhiễm sẽ phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề. 90% người lớn sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có bất kỳ vấn đề, 10% sẽ trở thành người mang siêu vi khuẩn mãn tính và trong một số trường hợp hiếm, một người có thể bị bệnh rất nặng và chết sau khi bị nhiễm viêm gan B.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em: Ở những trẻ bị nhiễm bệnh nhiều khả năng sẽ trở thành người mang HBV kinh niên trong người. Đó là lý do tại sao chúng có nguy cơ cao phát triển bệnh nhiễm trùng viêm gan B mãn tính.
viêm gan B, viêm gan, virus, bệnh gan B, trẻ sơ sinh, trẻ em
Tiêm phòng ngừa viêm gan B
• Trẻ em – 40% sẽ thoát khỏi virus và phục hồi mà không có vấn đề, 60% sẽ trở thành người mang HBV kinh niên trong người.
• Trẻ sơ sinh – 90% chắc chắn sẽ trở thành người mang HBV kinh niên, chỉ có 10% có cơ hội nhận được thoát khỏi virus.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Có 4% người mắc bệnh viêm gan C

Tại hội thảo khoa học “Điều trị tối ưu bệnh viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam”, các chuyên gia trong nước và quốc tế cảnh báo viêm gan virus C mạn tính là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu của xơ gan và ung thư gan.
Sau 20 năm bị nhiễm viêm gan virus C mạn tính, trong số những người bị xơ gan, có đến 4% bị ung thư gan. Do hầu hết người bị nhiễm loại siêu vi này không có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu, nên có thể tới vài chục năm sau bệnh bùng phát, lúc đó đã quá muộn. 

Theo GS H.L.Y. Chan - GĐ Viện Tiêu hóa và Trung tâm Gan (Hồng Kông) - bệnh gan C có rất nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân khi được chẩn đoán xác định kiểu gene, đo độ xơ hóa của gan để lựa chọn phác đồ điều trị hai thuốc (PEG-IFN 2a và Ribavarin) mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân.
Đại diện Văn phòng Hoffmann-La Roche cho biết, Roche Việt Nam đã và sẽ tổ chức nhiều hoạt động cùng với các chuyên gia, chuyên viên y tế thực hiện các chương trình tầm soát, nâng cao ý thức về bệnh tật, và tư vấn miễn phí về viêm gan cho bệnh nhân tại một số bệnh viện.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bị bệnh viêm gan C có cần dùng thuốc bổ gan

Tôi đi khám sức khỏe phát hiện mắc bệnh viêm gan C, thấy ti vi quảng cáo rất nhiều thuốc bổ gan, xin bác sĩ cho biết tôi có nên uống không?.
Tôi đi khám sức khỏe phát hiện mắc viêm gan C, hiện đang uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tôi nghe ti vi quảng cáo rất nhiều thuốc bổ gan, xin bác sĩ cho biết tôi có nên uống không?.
( Nguyễn Văn Hoàn, Lạng Sơn)
Chào bạn,
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ nhu mô, tăng cường chức năng gan mà người tiêu dùng thường gọi là thuốc bổ gan. Trong đó được chia thành 2 loại: Nhóm hợp chất tổng hợp và nhóm dược chất chiết xuất từ dược liệu, dược thảo. 

Các thuốc này nếu dùng đúng lúc sẽ hỗ trợ khi gan bị tổn thương hay bị rối loạn chức năng nghĩa là chỉ được sử dụng khi tình trạng viêm gan tổn thương, các men gan như ALT (còn được ghi SGPT) và AST (còn được ghi SGOT) đã ở mức bình thường (đã được điều trị, tình trạng bệnh đã được cải thiện). Khi vào cơ thể, thuốc nào kể cả thuốc bổ (hóa dược, chất chiết xuất hay dược liệu) cũng buộc gan phải làm việc (chuyển hóa thành chất có lợi, giải hóa thành chất không độc).
Đối với người mắc các bệnh gan thì thời điểm thuận lợi nhất dùng các thuốc hỗ trợ này là sau khi chính khả năng miễn dịch của cơ thể hay thuốc đặc trị đã đưa bệnh về trạng thái ổn định hay tương đối ổn định. Khi enzym gan ALT tăng bất thường, chức năng gan (kể cả chức năng giải độc gan) suy giảm thì dùng các thuốc hỗ trợ này. Khi gan trở lại bình thường thì ngừng thuốc.
Đối với người không đang điều trị bệnh nhưng chức năng gan yếu, có thể dùng các chế phẩm này để hỗ trợ, bồi dưỡng cho gan nhưng cần có sự tư vấn của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc bổ gan, làm hạ men gan sẽ nguy hại đến sức khỏe. Lưu ý cần hạn chế bia rượu tránh gây tổn thương gan nặng thêm.