Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Bụng đau và đầy hơi có phải bị bệnh gan B

Thưa bác sĩ,
Em có thai đã được ba tháng, nhưng dạo này em lại có hiện tượng ốm nghén nhiều hơn lúc đầu. Bụng thì hay bị đau râm ran, và thường xuyên bị cảm giác đầy hơi. Không biết có phải em đang bị nhiễm viêm gan (B và cả E) nên gây ra những triệu chứng này không?
Em sợ ảnh hưởng đến em bé do mắc benh gan B và E. Mong bác sĩ hồi âm sớm giúp em ạ! Em xin cảm ơn!
(N.T Thiết – TPHCM)

Chào em,
Tình trạng viêm gan của em cũng có thể gây ra những biểu hiện trên. Quan trọng bây giờ là cần phải biết được trong giai đoạn này, bệnh gan của em có được ổn định hay không, cần phải dựa vào những xét nghiệm cần thiết mới có thể kết luận được nha em.
Bệnh lý của em sẽ được lây truyền sang con, nhưng còn tùy thuộc vào bệnh viêm gan của em ở giai đoạn nào (cấp hay mạn, đang hoạt động mạnh hay không hoạt động…), BS sẽ chủ động tiêm thuốc phòng ngừa cho bé.
Thân mến!

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Nhận diện các thể loại viêm gan siêu vi

Tác nhân phổ biến gây viêm gan được biết đến là nước và các loại thực phẩm, vì chúng thường chứa các loại virus gây hại cho gan.
Ashish Sharma, bás sĩ tư vấn nội khoa, Bệnh viện Columbia Asia, Ghaziabad, chia sẻ một số thông tin về các thể khác nhau của chứng bệnh gan cũng như các triệu chứng và vắc-xin liên quan:
Viêm gan siêu vi A: Đây là thể viêm gan ít gây hại nhất trong các thể viêm gan do siêu vi. Ô nhiễm thực phẩm và nước được biết là những lý do chính gây lây nhiễm căn bệnh này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm gan siêu vi A là bạn phải cẩn thận trước các loại thực phẩm. Tránh tiêu thụ các loại thức ăn hoặc đồ uống không đóng gói hoặc không niêm phong.
Triệu chứng: viêm gan, chán ăn, vàng da, buồn nôn, nôn và sốt.
Vắc xin: Vắc-xin này có sẵn và có thể được tiêm phòng sau thời điểm một tuổi. Hai mũi tiêm liên tục sẽ được thực hiện cách nhau sáu tháng.
Loại vắc-xin này có thể bảo vệ gan của bạn ít nhất 20 năm.
Viêm gan siêu vi B: Thể viêm gan này có thể không được phát hiện trong nhiều thập kỷ trước khi gan bị tổn thương vĩnh viễn. Loại virus này thường được lây nhiễm qua đường máu, nước bọt, quan hệ tình dục không an toàn hoặc từ mẹ sang thai nhi.
Triệu chứng: đau dạ dày thường xuyên, phát ban và nước tiểu sẫm màu.
Vắc xin: Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng trong vòng 72 giờ sau sinh và ba mũi tiêm có thể được thực hiện vào thời điểm trẻ mới sinh, một và sáu tuổi. Thời gian bảo vệ gan sẽ kéo dài trong vòng 25 năm.
Viêm gan siêu vi C: Thể viêm gan này có thể không bị phát hiện trong vòng 20 năm kể từ khi bị nhiễm. Loại virus này vẫn chưa được chứng minh có thể được lây truyền qua đường tình dục, mà chủ yếu qua đường máu. Tình trạng xăm mình với kim không được khử trùng được biết là nguyên nhân phổ biến làm lây truyền virus gây viêm gan B và C.
Triệu chứng: Chán ăn, vàng da, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ và trầm cảm.
Vắc-xin: chưa có.
Viêm gan siêu vi D: Những người đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B cũng có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi D.
Triệu chứng: Mệt mỏi, nôn, sốt, nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng.
Vắc-xin: Vắc-xin được sử dụng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.
Viêm gan siêu vi E: Loại siêu vi này có thể được lây truyền qua đường uống.
Triệu chứng: Vàng da, chán ăn và sụt cân, buồn nôn, gan to và nhạy cảm.
Vắc-xin: chưa có.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Tại sao cần chú ý khi nhiễm virut viêm gan B

Khoảng một phần ba dân số thế giới, tương ứng với 2 tỷ người, có tiền sử (đã từng bị) nhiễm virut viêm gan B, HBV: hepatitis B virus. Trong đó hiện nay có trên 350 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Tại sao 2 tỷ người có tiền sử nhiễm mà chỉ có khoảng 350 triệu người nhiễm vi rút mạn tính: khi nhiễn vi rút viêm gan B cấp tính trong cơ thể chúng ta sẽ có cơ chế đáp ứng tự nhiên nhằm đào thải vi rút. Khả năng đào thải vi rút tự nhiên phụ thuộc vào độ tuổi nhiễm vi rút viêm gan B, nhiễm ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng đào thải vi rút tự nhiên càng thấp và khả năng chuyển thành nhiễm vi rút mạn tính càng cao. Ngược lại nhiễm ở lứa tuổi trưởng thành thì khả năng đào thải vi rút tự nhiên cao hơn và khả năng chuyển thành nhiễm vi rút mạn tính thấp hơn.
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính có tính chất địa lý khác nhau. Khu vực đông nam châu Á – trong đó Việt Nam, Trung quốc, một số nước trung Á, Ả rập, miền trung và miền nam châu Phi, khu vực bắc nam Mỹ, Alaska và bắc Canada là những vùng đại dịch nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính, với tỷ lệ người nhiễm vi rút mạn tính trên 8% dân số. Với mật độ dân cư lớn, nên trên 50% số người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính sinh sống tại khu vực đông nam châu Á và Trung quốc. Vi rút viêm gan B có thể lây qua đường máu và tiếp xúc dịch cơ thể: từ mẹ sang con, truyền máu và các chế phẩm của máu, tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung dao cạo râu. Đặc điểm đường lây truyền không giống nhau giữa các khu vực trên thế giới, đường lây truyền cơ bản ở các nước có tỷ lệ nhiễm cao trên 8% dân số chủ yếu là truyền từ mẹ sang con, hoặc nhiễm từ thời kỳ trẻ em. Ngược lại ở các nước và các khu vực có tỷ nhiễm thấp, chủ yếu nhiễm vi rút viem gan B khi đã ở lứa tuổi trưởng thành và đường lây truyền chính là tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu và các chế phẩm máu. Những người nghiện ma túy và gái mại dâm là nhóm nguy cơ cao nhiễm vi rút viêm gan B. Ngoài ra nhân viên Y tế cũng là những người có nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn người bình thường.

Vi rút viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan. Hàng năm bệnh lý liên quan đến vi rút viêm gan B là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 1 triệu bệnh nhân. Người nhiễm vi rút viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không nhiễm vi rút. Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 trường hợp ung thư gan mới mắc được phát hiện, trong đó có tới 80% nguyên nhân là do vi rút viêm gan B.
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính tại Việt Nam trên 8% dân số và một số tỉnh có thể lên đến 15-20%, ước tính hiện nay tại Việt Nam có khoảng 12-14 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Phần lớn người Việt Nam nhiem virut viem gan B là thông qua con đường mẹ truyền cho con hoặc nhiễm khi còn ít tuổi, do vậy trong trong một thời gian dài trước khi đến tuổi trưởng thành ở trong giai đoạn dung nạp miễn dịch và không có biểu hiện bệnh lý. Khi bước vào độ tuổi 20 – 40, có người biểu hiện bệnh lý viêm gan rầm rộ, nhiều người chỉ thấy hơi mệt mỏi, ăn kém hoặc có biểu hiện giống cảm cúm do vậy dễ bỏ qua, thậm chí có người hoàn toàn không có triệu chứng. Chính vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi nhiều người đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan hoặc đã bị ung thư gan, thậm chí nhiều người bệnh đã ở giai đoạn muộn và các biện pháp can thiệp của Y học đã không còn khả năng phát huy tác dụng điều trị hữu hiệu.
Biện pháp tốt nhất để làm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B là tiêm phòng vắc-xin. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo đối với các nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao nên triển khai chương trình tiêm phòng vắc-xin rộng rãi cho trẻ mới sinh ra. Tất cả các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nên đi kiểm tra vi rút viêm gan B, nếu chưa bị nhiễm thì nên tiêm phòng vắc-xin.
Không phải tất cả người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính đều tiến triển thành bệnh lý, chỉ khoảng 15-40% trong tổng số người nhiễm benh gan sieu vi B mạn tính sẽ có tiến triển thành bệnh lý viêm gan và các biến chứng của viêm gan. Do vậy, người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính cần được đánh giá và chẩn đoán giai đoạn nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính bởi các bác sĩ thuộc chuyên khoa Tiêu hóa – Gan mật và Viêm gan; tránh tình trạng lạm dụng chỉ định điều trị và điều trị không đúng, gây nên tình trạng lãng phí về kinh tế – làm trầm trọng thêm đột biến kháng thuốc của vi rút cũng như các tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Với thành tựu về dược phẩm và trình độ của Y học hiện nay, không phải tất cả người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính đều có chỉ định điều trị, chúng ta hiện nay chưa đạt được khái niệm làm sạch hoàn toàn vi rút trong cơ thể người bệnh. Mục tiêu chính của điều trị hiện nay là ức chế tối đa quá trình nhân lên của vi rút viêm gan B – hạn chế tiến trình bệnh lý, làm giảm tỷ lệ bệnh nhân xơ gan-ung thư gan và giảm tỷ lệ tử vong đối với bệnh lý do vi rút viêm gan B gây ra.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Bé trai bị ung thư võng mạc

Chưa hết mừng vui, hạnh phúc khi lần đầu được làm cha mẹ, vợ chồng chị Trần Thị Nga đã phải chịu nỗi đau thắt lòng vì con trai Nguyễn Ngọc Sơn bị ung thư võng mạc mắt. Căn bệnh khiến cháu bé mới 13 tháng tuổi bị hỏng mắt phải, nguy cơ di căn sang mắt trái nếu không được chua benh ung thu kịp thời.
Chúng tôi gặp mẹ con bé Sơn trong chuyến đi làm từ thiện ở Bệnh viện K, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhìn bé có khuôn mặt trắng trẻo, đáng yêu mà chúng tôi không khỏi xót xa, thương cảm. Bé còn quá nhỏ để hiểu mình đang mang căn bệnh quái ác có thể cướp nốt mắt trái bất cứ lúc nào. Hỏi chuyện, chúng tôi được chị Nga cho biết: "Lúc cháu mới được hơn sáu tháng tuổi, mắt phải bỗng trở nên vằn đỏ, kèm theo là triệu chứng sốt và tiêu chảy. Lo lắng, vợ chồng tôi đã cho cháu vào Bệnh viện tỉnh Hà Nam khám. Tại đây, bác sĩ kết luận cháu bị u ác tính, cần phải phẫu thuật bỏ con mắt phải thì mới có cơ hội cứu cháu. Nghe các bác sĩ kết luận mà vợ chồng như rụng rời chân tay".
Khi bé Sơn được 8 tháng tuổi, chị Nga đưa con đến Bệnh viện Mắt trung ương phẫu thuật bỏ mắt phải. Sau đợt phẫu thuật và điều trị hơn một tuần, bé Sơn lại được điều chuyển sang Bệnh viện K truyền hóa chất, không cho khối u tiếp tục xâm lấn hoặc di căn. Hằng ngày, bé Sơn được truyền hóa chất và tiêm hồng cầu. Thương con từ một đứa trẻ trắng trẻo, bụ bẫm đột nhiên gặp căn bệnh quái ác, nhưng chồng chị Nga vẫn không thể ở viện với con vì điều đó đồng nghĩa với việc thêm chi phí. "Vợ chồng em dành dụm, vay mượn được ít tiền. Sau ba đợt truyền hóa chất, chi phí điều trị, thuê nhà trọ và sinh hoạt cũng đã hết. Bác sĩ bảo, bệnh của cháu phải truyền thêm nhiều đợt hóa chất nữa mà giờ gia đình không biết đi vay tiền ở đâu nữa", chị Nga ngân ngấn nước mắt.
Vợ chồng chị Nga mới kết hôn, công việc chính chỉ là làm nông, thu nhập chỉ tạm đủ ăn. Từ ngày theo đuổi việc chữa bệnh cho con, vợ chồng chị đã phải "giật gấu vá vai", vay mượn họ hàng, làng xóm. Số tiền vay nợ ngày một nhiều, không thể trông chờ vào hai sào ruộng, chồng chị đành phải xa vợ, xa con theo đi làm thêm ở xa. "Chỉ vài tháng tuổi mà con của em đã phải chịu nhiều đau đớn về thể xác. Nếu không tiếp tục theo đuổi việc chữa bệnh thì nguy cơ mắt trái hỏng tiếp là rất cao", chị Nga buồn rầu.
Các đợt điều trị tiếp theo cũng sẽ tốn kém khá nhiều tiền của. Mong bạn đọc có lòng hảo tâm quan tâm, giúp đỡ vợ chồng chị Nga để gia đình chị có tiền tiếp tục theo đuổi việc chữa bệnh cho bé Sơn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về theo địa chỉ:
Chị Trần Thị Nga, thôn Đông Xuyên, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Hoặc Quỹ Trái tim nhân ái Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số tài khoản: 10 20100 000 26356 - Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội.

Virut viêm gan B có chữa khỏi được không

Bạn nam, 28 tuổi, Hải Phòng, hỏi: Bạn gái em 22 tuổi, bị nhiễm virut viêm gan B, đi khám bác sĩ bảo sẽ sống chung với vi rút đó, chỉ cần chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ. Chúng em chuẩn bị đi đến hôn nhân. Vậy hỏi bác sĩ con chúng em có bị nhiễm vi rút không? Và bạn gái em có thể chữa khỏi bệnh không? Nếu em muốn chữa dứt điểm bệnh này thì tìm phòng khám chữa virut viêm gan B ở đâu? Rất mong bác sĩ trả lời sớm. Trân trọng cảm ơn.

Virut viêm gan B có chữa khỏi được không

Trả lời:
Tâm sự bạn trẻ phần nào hiểu được những băn khoăn của bạn khi bạn gái bị nhiễm vi rút viem gan B. Có lẽ bất kỳ ai rơi vào hoàn cảnh như của bạn cũng khó tránh khỏi băn khoăn về sức khỏe của vợ và những đứa con tương lai của mình. Có thể bạn đã biết, viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra ở gan.
Loại vi rút này có thể lây truyền từ người mang vi rút sang người khác thông qua ba con đường chính: quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, truyền máu và các sản phẩm của máu (bao gồm cả tiêm chích không an toàn), mẹ truyền sang con. Như vậy, với tình huống của bạn, nếu hai bạn kết hôn và sinh con mà không áp dụng bất kỳ biện pháp phòng lây nhiễm nào thì bạn gái của bạn có thể lây truyền vi rút viêm gan B sang cho bạn và các con. Chính vì vậy, nếu hai bạn có mối quan hệ gần gũi thì trước hết bạn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm xem đã có vi rút viêm gan B trong cơ thể hay chưa.
Benh viem gan sieu vi b có chữa được không
Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì bạn cần tiêm phòng vi rút viêm gan B để cơ thể bạn được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B từ bạn gái khi hai bạn có quan hệ tình dục. Còn đối với con của bạn, vì vi rút viêm gan B từ cơ thể người mẹ có thể lây truyền trực tiếp sang cho con trong quá trình mang thai và sinh nở nên khi vợ bạn có bầu, cần thông báo với bác sỹ sản khoa tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B của mình để được theo dõi và hướng dẫn phòng lây nhiễm sang cho con của các bạn. Hiện nay các em bé được sinh ra bởi các bà mẹ có vi rút viêm gan B cần được tiêm phòng viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi mới được sinh ra.
Đây là thông tin rất quan trọng hai bạn cần biết để có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ theo dõi tình trạng thai nghén và sinh nở của vợ con bạn sau này. Như trong thư bạn đã chia sẻ, bác sỹ đã trao đổi với hai bạn rằng bạn gái bạn sẽ sống chung với vi rút viêm gan B đến suốt đời và cần giữ gìn sức khỏe. Điều đó là chính xác, bởi hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn vi rút viêm gan B khi đã xâm nhập vào cơ thể. Người nhiễm vi rút viêm gan sẽ chung sống suốt đời với vi rút này. Tuy nhiên sự chung sống này có hòa bình hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và khả năng miễn dịch của cơ thể. Bởi 90% trường hợp nhiễm vi rút viem gan B không có các dau hieu benh gan, suy giảm chức năng gan và được coi là “người lành mang mầm bệnh”. Còn lại 10% có thể diễn tiến thành viêm gan cấp tính, mãn tính, ung thư gan, xơ gan. Vì vậy bạn gái của bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng/ lần.
Khi ở trong tình trạng viêm gan, xơ gan hay ung thư gan… thì cần tích cực điều trị. Còn bình thường bạn gái bạn chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh làm việc quá sức, tránh các thức ăn cay nóng, các chất kích thích, ăn nhiều rau xanh, hoa quả…
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa bệnh nào cô ấy cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa để không làm tăng gánh nặng cho gan.Nếu phát hiện ra đã bị nhiễm viêm gan B nhưng ở dạng nhẹ thì bạn có thể dùng thuốc đông y chữa viêm gan B. Vì thuốc đông y không phải có thể chữa dứt điểm viêm gan B nhưng có tác dụng chữa và giải độc gan tốt, nếu có thể bạn kết hợp dùng cả thuốc đông y và tây y.
Phòng khám chữa viêm gan B hàng đầu Hà Nội là phòng khám 12 Kim Mã.Nếu bạn gặp vấn đề về gan và các chức năng của bạn hãy đến với chúng tôi. Tại đây chúng tôi áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến với đội ngũ y bác sỹ có tâm huyết với nghề. Phòng khám 12 Kim Mã phòng khám uy tín hàng đầu.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Bạn có thể là người bị bệnh ung thư dạ dày

Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, đầu trên tiếp nối với thực quản qua tâm vị, đầu dưới tiếp nối với ruột non qua tá tràng. Mặt trong dạ dày phủ một lớp tế bào niêm mạc, khi lớp niêm mạc này bị tổn thương, phát triển vô tổ chức tạo thành các khối u ác tính, đó chính là bệnh ung thư dạ dày.
Thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hoá đến khám chua benh ung thu ở các phòng mạch tư, phòng khám đa khoa trong một thời gian dài mà không được chụp hoặc soi dạ dày. Đến khi phát hiện ung thư dạ dày thì đã quá muộn.
Những người dễ mắc ung thư dạ dày?
Cũng giống như các bệnh ung thư nói chung, ung thư dạ dày thường biểu hiện mơ hồ, không rõ nét, có khi lẫn lộn với nhiều loại bệnh khác.
- Đàn ông mắc bệnh cao hơn phụ nữ
- Những người trên 50 tuổi mắc nhiều hơn. Tuổi càng cao càng nhiều người mắc ung thư dạ dày. Người dưới 40 tuổi ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng nếu mắc thì rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng thường xấu hơn, thời gian sống thêm sau điều trị ngắn.
- Nhiễm trùng vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori là một loại vi khuẩn thường gây nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Nhiễm khuẩn H. pylori có thể gây viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng chỉ có một số ít người bị mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Viêm dạ dày mạn tính: Những người có bệnh liên quan đến viêm dạ dày mạn tính (chẳng hạn như bệnh thiếu máu ác tính) cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Thói quen ăn uống: Những người có thói quen ăn uống xấu như ăn nhiều thịt nướng cháy, củ quả muối; những người béo phì.
- Di truyền: Những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc cao hơn.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia: Những người này có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.
- Những người có các khối u lành tính (gọi là các polip) có thể bị ung thư dạ dày.
- Thiếu hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày
Đôi khi ung thư có thể phát triển trong dạ dày một thời gian dài trước khi nó gây ra các triệu chứng.
- Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
- Ăn không ngon, chán ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn.
- Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo đi ngoài phân đen rỉ rả không để ý.
- Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân
Giai đoạn muộn
- Phân có máu hoặc phân có màu đen
- Đầy bụng sau khi ăn, ngay cả khi ăn một lượng nhỏ
- Nôn sau bữa ăn
- Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhan
- Đau dạ dày, đặc biệt là sau bữa ăn
- Mệt mỏi
Thực tế, nhiều người có những triệu chứng này nhưng có thể do các bệnh khác không phải ung thư. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ một trong những triệu chứng này và chúng không đỡ, hãy đi khám bệnh. Ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị hiệu quảtốt hơn.
* TS.BS Đặng Tâm, trưởng khoa ngoại tổng quát, bệnh viện Triều An, TP.HCM cho biết, tỷ̉ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày có thể đạt 100% nếu phát hiện ở giai đoạn 0 (ung thư chỉ khu trú ở lớp niêm mạc). Đối với ung thư giai đoạn 1 (chưa di căn hạch, chưa qua hết thành dạ dày), tỷ lệ này đạt trên 80%. Ở các giai đoạn tiến triển hơn, tỷ lệ này sẽ giảm nhiều. Một điểm cần lưu ý, bác sĩ cho dù có nhiều kinh nghiệm cũng không thể khám xác định bệnh dạ dày chỉ bằng lâm sàng, mà phải dùng X-quang hoặc nội soi mới có thể định bệnh và điều trị thích hợp. Vì vậy, lời khuyên cho người bệnh có biểu hiện về tiêu hoá là cần phải được nội soi dạ dày trước khi điều trị.

Làm gì để nhiều người được điều trị viêm gan B

Tăng số lượng người bệnh được điều trị bệnh viêm gan vi rút C ("HCV") không phải chỉ là mục tiêu của ngành y tế mà còn là mong ước của hàng triệu người bệnh và gia đình họ. Tuy nhiên, chi phí cao trong điều trị, lại chưa được hỗ trợ từ bảo hiểm y tế cho nên người bệnh muốn điều trị HCV vẫn phải "dốc túi" điều trị hoặc chọn giải pháp tiêu cực là "sống chung" với căn bệnh nguy hiểm này.
Những thách thức lớn trong điều trị HCV
Trong khi một số bệnh nguy hiểm khác phải dùng đến thuốc đặc trị đã được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) thì riêng người bệnh HCV vẫn phải "chờ" hoặc phải "tự bơi" trong việc trang trải khoản chi phí lớn cho quá trình điều trị bệnh. Trong khi đó, sớm đẩy lùi được HCV nói riêng và viêm gan vi rút nói chung được xác định là một mục tiêu lớn của ngành y tế bởi HCV không chỉ gây gánh nặng với bệnh nhân mà cả hệ thống y tế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chi phí "tăng thêm" từ việc điều trị biến chứng nặng của HCV như xơ gan, ung thư gan hay những "tổn thất" về sức khỏe, sức lao động sẽ thực sự lớn nếu việc ngăn chặn HCV lây nhiễm ra cộng đồng không hiệu quả.
Thế nhưng, thực tế điều trị thì vẫn còn hạn chế. Những tiến bộ trong điều trị HCV trên thế giới (thuốc, kỹ thuật, phương tiện) đều đã được các bác sĩ của ta cập nhật nhưng việc phát hiện và điều trị và theo dõi đúng quy trình thì mới chỉ được thực hiện tại một số ít cơ sở chuyên khoa. Thêm vào đó, chi phí cao (thông thường từ 60 đến 200 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh) cùng với thời gian điều trị kéo dài từ 6 đến 18 tháng khiến người bệnh mau nản, điều trị ngắt quãng hoặc bỏ cuộc, nhất là với những bệnh nhân có thu nhập thấp, điều kiện kinh tế khó khăn.
Theo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về Gan mật, cơ sở chuyên khoa đã ít, chi phí điều trị cao cộng với số người bệnh mắc HCV đang tăng lên càng khiến cho việc điều trị HCV đối mặt với những thách thức lớn. Thông tin mới đây tại ngày Thế giới phòng chống viêm gan 28-7 vừa được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện có hơn 5% dân số nước ta (khoảng 4,5 triệu người) đang mang vi rút viêm gan C trong cơ thể và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện có hơn 10.000 người chết mỗi năm do các bệnh về gan.
Cần lắm "cái phao" bảo hiểm y tế
Khảo sát tại BV Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận từ 700 đến 800 lượt người bệnh đến khám gan, trong đó hơn 10% trường hợp nhiễm HCV nhưng mới chỉ hơn 5% số người bệnh theo đuổi được đúng phác đồ điều trị (48-72 tuần). Từ thực tế đó, có thể thấy nếu để người bệnh HCV "tự bơi" thì sẽ rất khó khăn nếu họ không được "trợ sức". Do vậy, nhiều người bệnh và cả những bác sĩ điều trị đều đánh giá và coi BHYT như là "chiếc phao" cho họ. BHYT hỗ trợ và chi trả cho thuốc điều trị HCV sẽ mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh được tiếp cận điều trị và giảm gánh nặng về kinh tế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 11-7-2011 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2011/TT-BYT cho biết, Quỹ BHYT sẽ thanh toán 25 loại thuốc đặc trị, trong đó có thuốc điều trị viêm gan C với hai hoạt chất Interferon và Peginterferon nhưng mãi đến ngày 10-2-2012 Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh mới có công văn gửi các cơ sở khám chữa bệnh "đồng ý thanh toán chi phí điều trị viêm gan C" theo phác đồ do ngành y tế đề xuất. Tuy nhiên, ngay sau đó không lâu, đơn vị này lại có công văn yêu cầu "ngưng" và bệnh nhân lại tiếp tục phải chờ đợi. Theo ý kiến của PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại hội thảo hướng dẫn, tư vấn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C vừa diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29-7 đã khẳng định HCV gây gánh nặng bệnh tật lớn nhưng còn nhiều hạn chế trong nhận thức, sàng lọc và điều trị bệnh. TS Khuê đề xuất, để đẩy lùi HCV, cần có kế hoạch hành động mang tính tổng thể, tập trung vào các giải pháp cụ thể khác nhau và cần nhanh chóng củng cố, hoàn thiện các văn bản luật pháp, bảo đảm tính sẵn có và tăng cường khả năng tiếp cận với các thuốc đặc trị HCV cho người bệnh.
Trong tình hình hiện nay, hy vọng rằng Bộ Y tế thống nhất một phác đồ chung hướng dẫn cho cả nước để kịp thời hỗ trợ cho người bệnh và góp phần ngăn chặn sự gia tăng của bệnh gan nói chung và HCV nói riêng.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Hội thảo viêm gan siêu vi B

Hội thảo được chủ trì bởi PGS –TS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và BS CKII Trần Ánh Tuyết công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Yersin.

Viêm gan là hiện tượng viêm và hủy hoại tế bào gan. Viêm gan siêu vi là môt trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay có 6 loại virus gây viêm gan : A, B, C, D, E và G, phổ biến và nguy hiểm nhất là benh viem gan sieu vi B và C. Khoảng 2 tỷ người trên thế giới có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người mang virus này mạn tính. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới viêm gan B được xếp hàng thứ 9 trong những nguyên nhân gây tử vong và có khoảng 40% người bị viêm gan siêu vi B mạn tính chết vì xơ gan, ung thư gan. Có khoảng 60% đến 80% bệnh nhân ung thư gan có nguồn gốc từ viêm gan siêu vi B. Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính có nguy cơ ung thư gan gấp 200 lần người bình thường.




Vậy viem gan B ảnh hưởng tới sức khoẻ con người như thế nào? Triệu chứng ra sao? Cách phòng ngừa và điều trị?
Tham dự hội thảo bạn sẽ được PGS - TS Bùi Hữu Hoàng và BS CKII Trần Ánh Tuyết giải đáp trực tiếp.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Phòng ngừa bệnh viêm gan vi-rút C ở nhóm dân số có nguy cơ cao

Sáng ngày 9-8, tại Hà Nội, tập đoàn Merck Sharp & Dohme (MSD) trao 650 nghìn USD tài trợ cho Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI) thực hiện dự án: “Tăng cường những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan vi-rút C ở nhóm dân số có nguy cơ cao tại Việt Nam”.
Các hoạt động được thực hiện nhằm ngăn chặn lây nhiễm vi-rút viêm gan C (HCV) như tuyên truyền, tư vấn và khuyến khích thay đổi thói quen cần thiết để ngăn chặn HCV cho nhóm người nguy cơ cao và chưa được chăm sóc đầy đủ. Cách hiệu quả nhất để giảm thiểu lây truyền HCV tại Việt Nam là cung cấp dụng cụ tiêm chích vô trùng cho những nhóm người có nguy cơ cao, đồng thời thực hiện việc tuyên truyền để thay đổi thói quen, nhằm thúc đẩy giảm thiểu việc sử dụng chung dụng cụ tiêm chích.
Bệnh viêm gan do vi-rút được coi như là một “đại dịch thầm lặng” bởi vì hầu hết người bệnh đều không nhận ra rằng họ đang bị nhiễm bệnh và qua thời gian, nó tiến triển chậm chạp gây ra các bệnh về gan. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã nhận ra mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này và đang tìm cách đối phó với nó.
Nhân Ngày phòng, chống viêm gan thế giới (28-7) vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước cần có các biện pháp và hành động để chống lại năm loại vi-rút có thể gây ra viêm gan nghiêm trọng và khiến 1,4 triệu người chết mỗi năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là loại vi-rút viem gan B và viêm gan C, có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo và mãn tính như ung thư gan và xơ gan; đồng thời gây tốn kém tiền bạc rất lớn cho hàng trăm triệu người trên thế giới vì phải trả những khoản chi phí y tế cao.
WHO ước tính có khoảng 3% số dân số thế giới (khoảng 180 triệu người) nhiễm vi-rút HCV mãn tính. Mỗi năm, có thêm ba, bốn triệu người bị nhiễm bệnh. Ở khu vực Đông Nam Á, WHO ước tính có khoảng 32,3 triệu người đang sống chung với HCV.
Tuy có ít các nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ đồng nhiễm HIV và HCV tại châu Á, nhưng ước tính tỷ lệ đồng nhiễm HCV trong số những người tiêm chính ma túy sống chung với HIV/AIDS là từ 60% đến 90%. Tình trạng đồng nhiễm HIV-HCV gây phức tạp và làm tăng chi phí quản lý tỷ lệ nhiễm bệnh và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị.
Ở Việt Nam, có từ 26,3% đến 98,5% những người tiêm chính ma túy (tỷ lệ trung bình ước tính khoảng 46%) đang sống với HCV, với tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn trong số những người nhiễm HIV. Trong khi những người sử dụng ma túy có nguy cơ nhiễm HCV cao hơn, họ cũng là một trong những nhóm người có khả năng truyền nhiễm HIV cao nhất.
Bà Josselyn Neukom đại diện tổ chức PSI đánh giá: Tỷ lệ nhiễm HCV tại Việt Nam khá cao so với các nước khác trong khu vực, vì thế mà các hoạt động của dự án ưu tiên cho những người có nguy cơ mắc bệnh thực hiện được thói quen ngăn ngừa bệnh thông qua việc phát triển hướng tiếp cận thông tin và các dịch vụ phòng ngừa HCV.
Ông Jan Van Acker, Trưởng Văn phòng đại diện MSD tại Việt Nam nhận định: Việc kết hợp với PSI thực hiện dự án này sẽ góp phần vào việc ngăn ngừa vi-rút HCV tại Việt Nam, mang đến những phương pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp giảm gánh nặng điều trị cho người bệnh viêm gan vi-rút C.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Thực phẩm là thuốc giải độc gan

Gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, vì nó giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể chúng ta. Đây là việc hết sức quan trọng nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh.
Top 10 thực phẩm là thuoc giai doc gan
Sữa chua có tác dụng giải độc cho gan
Ngày nay, vì lợi ích trước mắt mà người ta không ngần ngại phun các hóa chất và các kích thích tố mạnh cho các loài động và thực vật để tăng trưởng nhanh hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Điều này đe dọa mạnh mẽ sức khỏe của chúng ta và tăng thêm gánh nặng làm việc cho gan. Chính vì vậy, việc chúng ta cần làm là tăng cường khả năng giải độc của gan bằng cách giải độc cho chính nó.
Dưới đây là 10 cách giúp giải độc cho gan chỉ nhờ thực phẩm:
Tỏi và hành: Mỗi tuần bạn nên ăn thêm một vài búp tỏi nướng. Hoặc nếu không, bạn có thể dự trữ tỏi và hành trong tủ lạnh để dùng dần mỗi khi nấu ăn. Với tỏi thì bạn có thể xào cùng rau bina và cho một chút nước chanh tươi. Còn với hành tây thì có thể thái lát và cho thêm vào các món ăn như ăn kèm bánh mì, salad…
Rau cải: Các loại rau họ nhà cải như súp lơ, cải bắp, bông cải xanh, mầm, cải xoong nước, cải collard, cải xoăn và su hào… là tất cả các loại thực phẩm tuyệt vời có khả năng giải độc. Vì vậy, bổ sung rau cải vào danh sách các món ăn hàng ngày của bạn không hề thừa.
Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên cám cung cấp cho bạn với rất nhiều chất xơ, và là một chất giải độc tuyệt vời cho gan. Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giúp cải thiện gan bao gồm gạo lức, đậu garbanzo, mầm lúa mì, vỏ lúa mạch và tất cả các loại ngũ cốc khác.
Nghệ: Nghệ (haldi) được sử dụng rộng rãi tại Ấn Độ và Đông Nam Á, chủ yếu trong nấu ăn và dùng cho mọi lứa tuổi. Nghệ có tính sát trùng và là một chất thực phẩm tuyệt vời giúp đỡ gan trong quá trình loại bỏ độc tố. Củ nghệ có thể được sử dụng để chuẩn bị nhiều món ăn và sử dụng như một loại gia vị.
Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, và quả việt quất thường rất tốt cho sức sức khỏe, nhất là trong quá trình lọc bỏ độc tố. Nên ăn các loại quả này hàng ngày, tốt nhất vào buổi sáng.
Trà xanh: Người Trung Quốc tin dùng trà xanh đối với lứa tuổi và nó được coi là một thực phẩm giải độc tuyệt vời giúp hỗ trợ các chức năng gan hiệu quả hơn. Uống nhiều trà xanh hàng ngày không những giải độc cho cơ thể mà còn có tác dụng giảm cân đáng ngạc nhiên.
Sữa chua: Bạn đã bao giờ biết rằng, sữa chua rất ngon miệng, và ngoài một vài chức năng phổ biến như làm đẹp da, kích thích tiêu hóa… thì sữa chua còn có tác dụng giải độc gan để loại bỏ độc tố cho cơ thể. Đó chính là lý do tại sao bạn nên ăn sữa chua.
Các loại hạt, các loại đậu và hạt giống: Đậu, hạt giống, đậu lăng và đậu Hà Lan… tất cả nên được có trong chế độ ăn của bạn hàng ngày. Đây là những loại thực phẩm có thể trợ giúp cho gan lọc bỏ các độc tố không mong muốn.
Đậu nành: Các loại thực phẩm đậu nành là loại thực phẩm giải độc rất tốt, nên uống sữa đậu nành mỗi ngày, có đường hoặc không đường đều được. Bạn có thể uống sữa đậu nành, hoặc ăn các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ.
Nho đỏ: Bạn có biết rằng nho đỏ cũng có các tính chất giúp gan trục xuất các chất thải ra khỏi cơ thể? Bạn có thể ăn nho tươi hoặc cho vào món salad.
Rất nhiều thực phẩm có thể giúp đỡ trong việc giữ cho gan khỏe mạnh và tăng cường chức năng hoạt động, đặc biệt là chức năng giải độc. Tuy nhiên, dù là thực phẩm nào và tốt đến đâu đi nữa thì bạn cũng nên ăn uống có chừng mực, nhiều quá thậm chí có thể gây ra tác dụng phụ. Tránh uống rượu và các loại thức ăn hoặc đồ uống có hại cho gan, vì chúng sẽ gây ra vấn đề trong một khoảng thời gian không ngắn.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Viêm gan virus dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan

Việt Nam hiện có khoảng 20 triệu người nhiễm virut viêm gan B, trong đó 12-16 triệu người mắc viêm gan B và 4,5 triệu người mắc viêm gan C. Đây là căn nguyên của bệnh xơ gan, ung thư gan nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy virus viêm gan có thể gây bệnh cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, khả năng lây lan cũng không có giới hạn, trong đó nguy hiểm nhất là virus viêm gan B và C. Hai loại virus này thường có trong máu người bệnh, dịch tiết âm đạo của người phụ nữ và tinh dịch của người đàn ông.
Virus viêm gan B, C lây chủ yếu qua đường:
- Truyền máu, tiêm chích, giao hợp.
- Từ mẹ sang con lúc sinh nở.
- Ngoài ra, chúng còn lây lan qua chỗ da bị rách, trầy xước.
Khảo sát tại một số bệnh viện cho thấy: trong 547.320 trường hợp có 76.149 người bị nhiễm virus viem gan B và virus viêm gan C. Bệnh thường diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng điển hình nên người bệnh thường khó phát hiện, chỉ có một số biểu hiện như: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau hạ sườn phải vàng da, vàng mắt... Khi bệnh nhân phát hiện ra bệnh và thấy được những triệu chứng trên thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng, điều trị thường khó và chi phí cao.
Mỗi người bệnh viêm gan virus B thường tốn chi phí điều trị 2,5 đến 3,5 triệu đồng mỗi tháng, còn điều trị virus viêm gan C mỗi người một năm mất 60 - 200 triệu đồng, tùy theo tình trạng bệnh . Trong một năm chi phí điều trị hai loại virus viêm gan này lên đến 600 nghìn tỷ đồng.
Hiện nay, khoảng 5%-10 % những người bị nhiễm virus viêm gan B, khoảng 20% những người nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ biến chứng sang xơ gan tức là các mô gan dần dần bị thay thế các sợi xơ trong vòng10 - 20 năm sau thời gian bị nhiễm. Trường hợp bị xơ gan sẽ dẫn đến ung thư gan là rất cao (trên 80%). Số người chết hằng năm vì những bệnh này lên đến 10.000 người. Bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn khi cộng thêm các yếu tố bất lợi như: uống rượu bia, dùng các loại thuốc độc cho gan, hệ thống miễn dịch suy giảm…
Thảo dược diệp hạ châu, một trong thành phần quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh gan.
Do đó, để giảm tỷ lệ lây nhiễm virus benh gan sieu vi B, C trong cộng đồng, mỗi người dân cần phải có thêm thông tin để nhận thức rõ sự nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó có những phương pháp phòng tránh hiệu quả. Những trường hợp mới nhiễm bệnh cần có sự tư vấn chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Những trường hợp đang điều trị cần tuân thủ theo đúng phác đồ để tránh nguy cơ tái phát.
Những năm qua, các nhà khoa học dược Việt Nam đã tích cực nghiên cứu cây thuốc đặc trị, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu người bệnh viêm gan virus. Trong số, diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus do ức chế men DNA Polymerase - một loại men gây sinh sản của virus viêm gan B. Từ đó, Công ty Dược phẩm Hưng Việt và Công ty Mediplantex đã sản xuất thuốc Silymax Complex, thành phần phối hợp diệp hạ châu với các loại thảo dược quý như Silymarin, ngũ vị tử, curcumin, nhân trần nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho nhóm đối tượng viêm gan virus B, C…

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Chủ động tiêm ngừa vacxin viêm gan siêu vi B

Đến 17 giờ chiều 22/7, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có công văn yêu cầu các Sở Y tế ngừng sử dụng 2 lô vắc xin benh viem gan sieu vi B nghi gây tai biến cho 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho trẻ, sáng 22/7, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo trực tiếp các Trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, phường, thị trấn và 2 bệnh viện sử dụng là Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, Bệnh viện Dầu khí Dung Quất ngừng ngay việc tiêm phòng vắcxin viêm gan siêu vi B.

Chủ động tiêm ngừa vacxin viêm gan siêu vi B

Bác sĩ Võ Văn Phú- Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đến nay, Quảng Ngãi vẫn chưa xảy ra trường hợp tai biến nào do vắcxin này gây ra. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chủ động dừng vì số lô nhập về trùng với số lô tiêm cho 3 trẻ đã tử vong ở tỉnh Quảng Trị.
Tỉnh Quảng Ngãi chủ động ngừng tiêm vắcxin benh gan sieu vi B cho trẻ sơ sinh và giữ lại 6.323 liều
Được biết, hai lô vắcxin viêm gan siêu vi B Quảng Ngãi sử dụng từ đầu năm đến nay là V-GB 020812E và 030812E có hạn sử dụng đến tháng 7/2015. Tổng số liều vắcxin nhập về là 9.000 liều, trong đó đã sử dụng hơn 2.677 liều. Hiện còn tồn tại 2 tuyến huyện, tỉnh là 6.323 liều.
Việc tiêm phòng loại vacxin này rất có lợi cho trẻ sơ sinh, có tác dụng ngăn ngừa 95,5% lây truyền viêm gan siêu vi B từ mẹ sang con trong vòng 24 giờ sau sinh. Nếu tiêm sau 1 tuần sẽ không còn tác dụng. Việc ngừng tiêm vắcxin virut viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đồng nghĩa với việc trẻ sinh ra sẽ không được tiêm loại vắcxin này. Tuy nhiên, do gặp sự cố nên việc tiêm vắcxin phải tạm dừng, hiện không có vắcxin thay thế và chờ chỉ đạo của Bộ Y tế.
Bộ Y tế đang truy tìm nguyên nhân gây tử vong cho 3 trẻ ở Quảng Trị sau khi được tiêm vắcxin ngừa viêm gan siêu vi B. Hiện, toàn quốc có tổng cộng 600 nghìn liều thuộc 2 lô vắcxin gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Vắcxin do Công ty vắcxin và sinh phẩm Y tế số 1 sản xuất. Viện kiểm định Quốc gia vắcxin và sinh phẩm y tế cấp giấy giấy xuất xưởng.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Bạn có thực sự hiểu về bệnh viêm gan siêu vi B

1.Benh viem gan sieu vi B là gì?
Thuật ngữ "Viêm gan" có nghĩa là gan đang bị sưng (hoặc viêm). Khi gan bị sưng thì các hoạt động về chức năng của nó trở nên khó khăn hơn.
Virút viêm gan sống trong tế bào gan và làm tế bào gan bị viêm, có nhiều loại virút khác nhau gây viêm gan chẳng hạn như virút viêm gan A, virút viêm gan B, virút viêm gan C, virút viêm gan D, virút viêm gan E, virút viêm gan G…
Bệnh viêm gan siêu vi B là do virút viêm gan B gây ra. Hầu hết những người lớn bị nhiễm virút siêu vi B có thể tự thải trừ virút ra khỏi cơ thể của họ. Nhưng một số còn lại, đặc biệt là trẻ em, có thể bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B suốt đời (mạn tính) và từ đó có thể dẫn đến tổn thương gan, ung thư gan và tử vong.
2.Ai có nguy cơ bị nhiễm virut viêm gan B?
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ nói rằng các nhóm đối tượng sau đây có nhiều khả năng bị nhiễm virút viêm gan B :
a.Người có quan hệ tình dục bừa bãi hoặc bị bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
b.Quan hệ đồng tính.
c.Quan hệ vớngười đã bị nhiễm virút viêm gan B.
d.Người chích ma túy.
e.Trong gia đình có người đã bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B mạn tính.
f.Trẻ sinh ra từ bà mẹ đã bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B.
g.Nhân viên y tế.
h.Người bệnh đã từng bị lọc máu (chẳng hạn như chạy thận nhân tạo…)
3.Sẽ có những biểu hiện gì khi bị nhiễm virút viêm gan B?
Virút viêm gan siêu vi B được ví như là sát thủ thầm lặng, vì đa phần khi bạn bị nhiễm virút viêm gan B mà hoàn toàn không có biểu hiện gì (triệu chứng). Chỉ có một số ít người là có những triệu chứng như sau:
a.Vàng da, vàng mắt.
b.Có cảm giác no hơi, chán ăn.
c.Mệt mỏi.
d.Đau cơ, đau khớp.
e.Đau bao tử, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói.
4.Phải làm gì để biết chắc mình bị nhiễm virút viem gan B?
Bạn có thể đến bệnh viện Bình An trụ sở tại tỉnh Kiên Giang, đăng ký gặp bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn chu đáo hơn. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau đây:
a.Kháng nguyên bề mặt của viêm gan siêu vi B (HBsAg). Nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính, có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virút viêm gan B.
b.Kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B (Anti-HBs). Nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính, có nghĩa là bạn đã có kháng thể chống lại bệnh viêm gan siêu vi B và không cần lo sợ bị bệnh viêm gan siêu vi B. Để có được kháng thể này bạn phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B.
5.Các loại thuốc điều trị viêm gan B
Hiện tại cục quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ đã công nhận rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B.
Thuốc uống gồm có :
1.Lamivudine
2.Adefovir
3.Entecavir
4.Telbivudine
5.Tenofovir
Thuốc tiêm gồm có:
1.Interferon
2.Pegylated interferon
Tuỳ theo tình trạng bệnh của bạn mà Bác sĩ có thể dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống, đôi khi cùng lúc phải phối hợp nhiều loại thuốc trên.
6.Bạn nên chủng ngừa vi rút viêm gan B để phòng được bệnh viêm gan siêu vi B
Hiện nay đã có vắc-xin bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan siêu vi B, chỉ cần tiêm 3 mũi vắc-xin trong vòng 6 tháng thì cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể để giúp bạn chống lại vi rút viêm gan B. Những kháng thể này được lưu trữ trong cơ thể của bạn trong nhiều năm và sẽ chống lại vi rút viêm gan B nếu bạn tiếp xúc với vi rút này.
Những đối tượng sau cần phải chủng ngừa vi rút viêm gan B:
1.Đang mắc một căn bệnh gan mạn tính, chẳng hạn như viêm gan siêu vi C;
2.Tiêm chích ma túy;
3.Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục đồng tính;
4.Sống chung nhà với người bị viêm gan siêu vi B;
5.Làm việc trong môi trường có nguy cơ bị lây nhiễm cao, chẳng hạn như: nhân viên y tế, nhân viên cấp cứu, sĩ quan cảnh sát, lính cứu hỏa, người làm dịch vụ lễ tang, hoặc làm việc trong quân đội;
6.Những người bệnh đã được truyền các chế phẩm về máu hoặc đang chạy thận nhân tạo.
Nếu bạn đã có tiêm ngừa và để biết chắc chắn mình đã phòng được vi rút viêm gan B chưa thì bạn hãy đến Bệnh viện Bình An ở Tỉnh Kiên Giang bạn yêu cầu gặp Bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn và kiểm tra xem bạn đã có kháng thể chống lại vi rút viêm gan B chưa.
7.Bạn nên làm gì nếu bạn đang tiếp xúc với vi rút viêm gan B?
Nếu bạn biết mình vừa mới tiếp xúc với vi-rút viêm gan B, bạn có thể được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) để bảo vệ bạn trong vòng 24 giờ sau khi bạn tiếp xúc. Điều này cũng sẽ bảo vệ tiếp tục cho bạn được từ 3-6 tháng, tuy nhiên trong vòng bảy ngày sau khi tiếp xúc bạn cần phải tiêm thêm vắc xin ngừa vi rút viêm gan B.
8.Chủng ngừa benh gan sieu vi B như thế nào?
Tất cả trẻ em và người lớn đều nên tiêm 3 mũi vắc xin, lịch tiêm như sau: một mũi đầu tiên - tiếp theo là một mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên một tháng - mũi tiêm thứ ba cách mũi đầu tiên sáu tháng (0-1-6 tháng), hoặc dùng lịch tiêm nhanh như: một mũi đầu tiên - tiếp theo là một mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên một tháng - mũi tiêm thứ ba cách mũi đầu tiên hai tháng (0-1-2 tháng)
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã bị bệnh viêm gan siêu vi B thì nên được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và đồng thời vẫn tiêm vắc xin ngừa vi rút viêm gan B mũi đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh, mũi thứ hai là một tháng sau đó, và mũi thứ ba là sáu tháng sau đó. Đối với những trẻ đã được tiêm đầy đủ như trên thì vẫn được cho bú mẹ mà không sợ bị lây vi rút viêm gan B từ mẹ sang con qua đường cho bú.
Sau khi bạn đã chủng ngừa vi rút viêm gan B, thì bạn hãy đến Bệnh viện Bình An ở Tỉnh Kiên Giang bạn yêu cầu gặp Bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn và kiểm tra xem bạn đã có kháng thể chống lại vi rút viêm gan B chưa.
9.Tác dụng phụ của vắc-xin ngừa vi rút viêm gan B là gì?
Có rất ít tác dụng phụ, tuy nhiên cũng có vài tác dụng phụ tại chổ là sưng, nóng, đỏ và đau ở tại vùng tiêm.
Bạn sẽ không bao giờ bị nhiễm vi rút viêm gan B từ thuốc chủng ngừa.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Giải đáp những vấn đề về tiêm chủng

Sáng nay (2/8), cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Tiêm chủng mở rộng: Những vấn đề cần giải đáp”.
Trong cuộc tọa đàm, các vấn đề nổi cộm như vụ 3 trẻ sơ sinh chết sau tiêm chủng tại Quảng Trị, vấn đề cho phép tiêm trở lại vắc xin Quinvaxem và việc yêu cầu phụ huynh có con tiêm chủng phải ký kết văn bản đã được đề cập.
Vụ 3 trẻ sơ sinh chết ở Quảng Trị
Mới đây, vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng vắc xin viem gan B tại bệnh viện Đa khoa Hướng hóa, Quảng Trị khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng.
Một câu hỏi đặt ra là: Vì sao sau vụ việc trên, Bộ Y tế vẫn chỉ đạo tiếp tục cho tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ cho trẻ sau sinh? Vậy việc tiêm vắc xin viêm gan B có an toàn hay không và có cần thiết phải tiêm ngay sau 24 giờ không?
Đã có nhiều ý kiến, nếu mẹ cháu bé không nhiễm viêm gan B thì việc tiêm phòng hoàn toàn có thể lùi lại.
Trả lời vấn đề này, GS.TS. Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế thì vấn đề quan trọng là tất cả các loại vắc xin mà nhà xản xuất đưa ra phải qua rất nhiều nghiên cứu lâm sàng, có vắc xin chỉ 1 mũi đã có thể bảo vệ suốt đời nhưng có vắc xin cần phải qua 4 mũi tiêm.
Đối với vắc xin viêm gan B thì nhà sản xuất đã thử nghiệm rất nhiều đối với từng thời kỳ, các giai đoạn, cho nhiều đối tượng khác nhau và thấy rằng tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh đối với các bà mẹ có virut viêm gan B dương tính thì rất tốt.
Sau tiêm phòng, tỷ lệ trẻ mắc viêm gan rất thấp, thậm chí ở Mỹ người ta tiêm trong vòng 12h chứ không phải 24h. Như vậy, việc tiêm vắc xin viêm gan B trong 24h đầu là bảo đảm cho lịch tiêm chủng ổn định, hoàn chỉnh, và Bộ Y tế cũng không đưa ra lịch này mà WHO khuyến cáo cần phải tiêm vắc xin này một cách như vậy.
Ở Việt Nam, mỗi năm có 1,2 tiệu trẻ em mới sinh, trong số đó, tỷ lệ viêm gan B ở các đối tượng khác nhau là 16-20%, tức khoảng 80% các bà mẹ không mắc viêm gan B. Nhưng làm sao có thể xét nghiệm hết 1,2 triệu bà mẹ trước tiêm, nói cách khác những người mắc cần tiêm càng sớm càng tốt nhưng làm sao để phân biệt được số 80% không nhiễm và 20% nhiễm nếu thế phải xét nghiệm 100% thì rất tốn kém, không cần thiết, vì thế nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh.
Với các bà mẹ đi làm xét nghiệm máu và không bị viêm gan B trước khi sinh, GS. TS Trịnh Quân Huấn cho rằng: Những trẻ này có thể tiêm vắc xin viêm gan B tùy theo lịch tiêm chủng của địa phương, có thể sau 1 tuần hoặc theo lịch cụ thể, nhưng phải trong vòng 1 tháng.
Về việc Bộ Y tế chuyển điều tra xác định nguyên nhân 3 trẻ tử vong sau tiêm phòng tại Quảng Trị. Ông Huấn nhận là đúng. Vì Bộ Y tế là cơ quan vừa sử dụng vắc xin, bảo quản, triển khai các hoạt động về vắc xin, thành lập hội đồng đánh giá tai biến vắc xin... nên nhiều người cho rằng vừa “đá bóng vừa thổi còi”… Ngoài ra, với chuyên môn tìm hiểu kỹ năng điều tra giám sát nghiệp vụ, Bộ công an làm là hoàn toàn chính xác.
Tôi cũng nghi ngờ rằng không có vắc xin nào làm 3 trẻ tử vong một lúc, cùng triệu chứng, cùng một địa điểm tiêm, với 2 lô vắc xin khác nhau… nên tôi cho rằng cần chuyển điều tra cho minh bạch hơn.
Về trách nhiệm sau vụ này, độc giả ở địa chỉ lientintuc@...com hỏi: “Thưa Giáo sư, nếu 3 trẻ tử vong sau tiêm chủng ở Quảng Trị do tiêm nhầm thuốc nguy cơ này là có thể xảy ra do vắc xin viêm gan B đã để lẫn với sinh phẩm khác thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Cán bộ tiêm chủng, cán bộ phụ trách khoa sản, đại diện bệnh viện, cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm giám sát quản lý vắc xin và việc đền bù cho các gia đình nạn nhân sẽ được thực hiện như thế nào?
GS.TS Trịnh Quân Huấn cho rằng: Đây là một vấn đề tôi cho rằng rất lớn và chúng ta đã có Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Điều 30 từ khoản 1 đến khoản 6 trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm nêu rất cụ thể trách nhiệm của từng người trong vấn đề liên quan đến tai biến tiêm chủng trong trường họp này nếu như do vắc xin thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm, nếu do quy trình tiêm chủng do nhầm thuốc như câu hỏi thì đã có trong quy định theo khoản 4, 5, 6 của điều 30 trong Luật Phòng chống bệnh trẻ em.
Ông nói, trong điều 30 lại nói có liên quan đến cả 4 cấp. Thứ nhất là Chính phủ phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn ngân sách đủ cho công tác tiêm chủng. Thứ 2, Bộ trưởng Bộ y tế phải chịu trách nhiệm về tất cả các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phải chịu trách nhiệm về tổ chức tư vấn triển khai hoạt động tiêm chủng. Và thứ 3 là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo cụ thể triển khai hoạt động tiêm chủng tại địa phương.
Tiếp tục cho tiêm vắc xin Quinvaxem
Độc giả Quách Thị Minh Nguyệt (Tổ 3, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên) hỏi: Chính phủ vừa cho phép tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Với tư cách quản lí nhà nước và trách nhiệm chuyên môn thì xin Bộ Y tế giải thích tại sao lại đề nghị tiếp tục dùng vắc xin này? Tại sao lúc thì yêu cầu ngừng và lúc lại cho tiếp tục, khiến chúng tôi rất hoang mang.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, trưởng Ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng: Việc tạm dừng lô vắc xin hay một loạt các vắc xin là thực hành thông thường của tiêm chủng mở rộng không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới.
Trước 1 sự cố nguy cơ đe dọa sức khỏe trẻ em thì vấn đề an toàn trước hết là việc tạm dừng lô đó để tiến hành điều tra xét nghiệm nguyên nhân. Sau khi điều tra xong, nếu không có sự cố, cho sử dụng lại. Thực tế, nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Bhutan, Sri Lanka… có nhiều phản ứng sau tiêm Quinvaxem cũng đã áp dụng biện pháp này. Đây là biện pháp thận trọng và đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe trẻ em.
GS Hiển cũng cho biết thêm: Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 1985 với 6 loại vắc xin là: lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi. Năm 1997 chúng ta bổ sung thêm vắc xin benh gan sieu vi B, năm 2010 là vắc xin HIB phòng viêm màng não Nhật Bản và viêm phổi. Đồng thời, tại những vùng có nguy cơ cao chúng ta có bổ sung tiêm chủng vắc xin thương hàn, viêm não Nhật Bản.
Bác sĩ Toda, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cũng nói thêm: Ở Việt Nam, sau 30 năm có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ. Theo tính toán chương trình này cứu sống được khoảng 40.000 trẻ khỏi tử vong nếu không có chương trình tiêm chủng. Do vậy, tổ chức y tế thế giới đánh giá rất cao nỗ lực chương trình tiêm chủng của các bạn.
Yêu cầu ký kết khi tiêm phòng
Trên một tờ báo, ngày 30/7, nêu thực trạng hiện nay nhiều bệnh viện, cơ sở y tế bắt người nhà trẻ nhỏ đi tiêm vắc xin phải ký vào giấy tự chịu trách nhiệm nếu có sự cố. Phải chăng những Bệnh viện đó có ý chạy trách nhiệm hoặc muốn đổ bớt trách nhiệm về phía người bệnh khi mà họ không dám bảo đảm chất lượng vắc xin mà họ dùng, cũng như kĩ thuật và xử lí khi gặp rủi ro?
GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho rằng: Việc thực hiện như vậy là không đúng quy định của Bộ Y tế. Trong Thông tư 23 nói rõ công tác tiêm chủng an toàn và chất lượng phụ thuộc vào quy trình tiêm chủng mà ở đây là vai trò của cán bộ y tế ở điểm tiêm chủng đó từ tổ chức buổi tiêm, bảo quản, vận chuyển vắc xin, thao tác sau khi tiêm, lưu trữ hồ sơ… Đó là trách nhiệm của điểm tiêm chủng và cán bộ y tế ở đó.
Tuy nhiên, trong phiếu tiêm chủng cũng nói rõ bà mẹ cần tăng cường hợp tác với cán bộ y tế như khi cho trẻ đi tiêm, mang phiếu tiêm chủng, đọc kỹ áp phích về quy trình tiêm chủng và đối chiếu thực hành tiêm chủng có phù hợp với quy định không, nếu không phù hợp thì có quyền không cho con tiêm và nhắc cán bộ y tế thực hiện đúng quy trình.
Các bà mẹ cũng phải thông báo cho cán bộ y tế về tiền sử, tình hình sức khỏe của trẻ trước khi khi tiêm, phản ứng sau tiêm của mũi vắc xin trước… để bác sỹ cho chỉ định phù hợp.
Đồng thời bà mẹ có quyền hỏi cán bộ y tế rằng con tôi được tiêm vắc xin gì hôm nay, phải theo dõi trẻ thế nào, theo dõi trẻ đúng 30 phút tại điểm tiêm và sau đó là theo dõi trẻ 1-2 ngày sau tiêm tại nhà.
GS.TS Trịnh Quân Huấn nói thêm: Tôi xin nói thêm là tại điểm tiêm chủng, cán bộ y tế phải ký cam kết thực hiện đúng quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế, cái này cần phải thực hiện nghiêm túc. Còn những điểm tiêm chủng bắt người dân ký cam kết thì sẽ phải dừng vì thực hiện không đúng Thông tư 23 của Bộ Y tế.

Trách nhiệm về tiêm chủng vacxin

Liên quan tới sự việc 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị bị tử vong sau tiêm vắc xin viem gan B, có gần 20 câu hỏi gửi tới buổi tọa đàm trực tuyến “Tiêm chủng mở rộng: Những vấn đề cần giải đáp”, do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức sáng 2.8. Trong đó tập trung đề nghị giải thích vì sao sau vụ việc trên Bộ Y tế vẫn chỉ đạo tiếp tục giữ chế độ tiêm vắc xin này trong 24 giờ cho trẻ sau sinh?
GS-TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, giải thích: “Việc tiêm vắc xin virut viêm gan B trong 24 giờ đầu là bảo đảm cho lịch tiêm chủng ổn định, hoàn chỉnh. Bộ Y tế cũng không đưa ra lịch này mà WHO khuyến cáo cần phải tiêm như vậy”.
Khi được hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm nếu 3 trẻ tử vong ở Quảng Trị là do tiêm nhầm thuốc, ông Huấn nói ngay: Việc xử lý trách nhiệm từng người liên quan đã được quy định rõ tại điều 30 của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, trong trường hợp này, nếu như trẻ tử vong do vắc xin thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm, nếu quy trình tiêm chủng do nhầm thuốc thì bản thân những người trực tiếp tiêm chủng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình.
Ngoài ra, theo ông Huấn, luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các cấp liên quan, như Chính phủ phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn ngân sách đủ cho công tác tiêm chủng. Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về tất cả vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cũng như chịu trách nhiệm về tổ chức tư vấn, triển khai hoạt động tiêm chủng cho địa phương. Trách nhiệm thứ ba là trách nhiệm chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo cụ thể triển khai hoạt động tiêm chủng tại địa phương. “Hoàn toàn các hoạt động này do chủ tịch UBND tỉnh, hay nói cách khác là chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm”, ông Huấn nói.
Liên quan đến thông tin nhiều bệnh viện, cơ sở y tế bắt người nhà phải ký vào giấy tự chịu trách nhiệm nếu có sự cố khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, Trưởng ban Quản lý dự án tiêm chủng mở rộng, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Nguyễn Trần Hiển, khẳng định: “Như vậy là không đúng quy định của Bộ Y tế”.
“Tại điểm tiêm chủng, cán bộ y tế phải ký cam kết thực hiện đúng quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế, cái này cần phải thực hiện nghiêm túc. Còn những điểm tiêm chủng bắt người dân ký cam kết thì sẽ phải dừng vì thực hiện không đúng Thông tư 23 của Bộ Y tế”, GS Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh thêm.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Đồng Nai ngừng tiêm vacxin viêm gan B

Sở Y tế Đồng Nai vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng và các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về việc ngưng cung cấp và tiêm 2 loại vắc xin viêm gan B số hiệu 020812E và 030812E.
Đây là 2 loại vắc xin cùng số hiệu với vắc xin mà Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tiêm cho trẻ sơ sinh và dẫn tới 3 em tử vong.
Theo ông Huỳnh Minh Hoàn, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, thời gian qua, ngành y tế Đồng Nai nhập về 3 lô vắc xin viêm gan B, trong đó 2 lô mang số hiệu 020812E và 030812E đã được Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cấp cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Lô còn lại mang số hiệu khác, ngành y tế Đồng Nai sẽ sớm cung cấp cho các cơ sở y tế để tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, lượng vaccine còn lại này chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu của các bệnh viện. Như vậy, hiện tất cả trẻ sinh ra tại Đồng Nai trong thời điểm này đều không được tiêm vaccine virut viêm gan B.

Đồng Nai ngừng tiêm vacxin viêm gan B

Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế Đồng Nai, tất cả các bệnh viện trên địa bàn tỉnh này đã đồng loạt ngưng tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ. Tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, số vaccine này được lãnh đạo bệnh viện tạm thời lưu vào kho. Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng tạm thu hồi gần 700 liều vắc xin viem gan B.
Bác sỹ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho biết, trung bình mỗi tháng bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sử dụng khoảng 800 liều vắc xin viêm gan B tiêm cho trẻ và chưa có trường hợp nào biến chứng nặng. Tuy nhiên, từ khi có thông tin trẻ tử vong sau tiêm viêm gan B ở Quảng Trị, nhiều gia đình sau khi sinh con đã đề nghị bệnh viện không tiêm loại vắc xin này.
“Chúng tôi mong muốn Bộ Y tế sớm đưa ra kết luận chính thức về chất lượng 2 loại vắc xin mang số hiệu 020812E và 030812E; có chỉ đạo để bệnh viện dùng vắc xin thay thế”, Bác sỹ Phan Huy Anh Vũ cho biết.