Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Giải đáp những vấn đề về tiêm chủng

Sáng nay (2/8), cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Tiêm chủng mở rộng: Những vấn đề cần giải đáp”.
Trong cuộc tọa đàm, các vấn đề nổi cộm như vụ 3 trẻ sơ sinh chết sau tiêm chủng tại Quảng Trị, vấn đề cho phép tiêm trở lại vắc xin Quinvaxem và việc yêu cầu phụ huynh có con tiêm chủng phải ký kết văn bản đã được đề cập.
Vụ 3 trẻ sơ sinh chết ở Quảng Trị
Mới đây, vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng vắc xin viem gan B tại bệnh viện Đa khoa Hướng hóa, Quảng Trị khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng.
Một câu hỏi đặt ra là: Vì sao sau vụ việc trên, Bộ Y tế vẫn chỉ đạo tiếp tục cho tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ cho trẻ sau sinh? Vậy việc tiêm vắc xin viêm gan B có an toàn hay không và có cần thiết phải tiêm ngay sau 24 giờ không?
Đã có nhiều ý kiến, nếu mẹ cháu bé không nhiễm viêm gan B thì việc tiêm phòng hoàn toàn có thể lùi lại.
Trả lời vấn đề này, GS.TS. Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chuyên gia cao cấp Bộ Y tế thì vấn đề quan trọng là tất cả các loại vắc xin mà nhà xản xuất đưa ra phải qua rất nhiều nghiên cứu lâm sàng, có vắc xin chỉ 1 mũi đã có thể bảo vệ suốt đời nhưng có vắc xin cần phải qua 4 mũi tiêm.
Đối với vắc xin viêm gan B thì nhà sản xuất đã thử nghiệm rất nhiều đối với từng thời kỳ, các giai đoạn, cho nhiều đối tượng khác nhau và thấy rằng tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh đối với các bà mẹ có virut viêm gan B dương tính thì rất tốt.
Sau tiêm phòng, tỷ lệ trẻ mắc viêm gan rất thấp, thậm chí ở Mỹ người ta tiêm trong vòng 12h chứ không phải 24h. Như vậy, việc tiêm vắc xin viêm gan B trong 24h đầu là bảo đảm cho lịch tiêm chủng ổn định, hoàn chỉnh, và Bộ Y tế cũng không đưa ra lịch này mà WHO khuyến cáo cần phải tiêm vắc xin này một cách như vậy.
Ở Việt Nam, mỗi năm có 1,2 tiệu trẻ em mới sinh, trong số đó, tỷ lệ viêm gan B ở các đối tượng khác nhau là 16-20%, tức khoảng 80% các bà mẹ không mắc viêm gan B. Nhưng làm sao có thể xét nghiệm hết 1,2 triệu bà mẹ trước tiêm, nói cách khác những người mắc cần tiêm càng sớm càng tốt nhưng làm sao để phân biệt được số 80% không nhiễm và 20% nhiễm nếu thế phải xét nghiệm 100% thì rất tốn kém, không cần thiết, vì thế nên tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh.
Với các bà mẹ đi làm xét nghiệm máu và không bị viêm gan B trước khi sinh, GS. TS Trịnh Quân Huấn cho rằng: Những trẻ này có thể tiêm vắc xin viêm gan B tùy theo lịch tiêm chủng của địa phương, có thể sau 1 tuần hoặc theo lịch cụ thể, nhưng phải trong vòng 1 tháng.
Về việc Bộ Y tế chuyển điều tra xác định nguyên nhân 3 trẻ tử vong sau tiêm phòng tại Quảng Trị. Ông Huấn nhận là đúng. Vì Bộ Y tế là cơ quan vừa sử dụng vắc xin, bảo quản, triển khai các hoạt động về vắc xin, thành lập hội đồng đánh giá tai biến vắc xin... nên nhiều người cho rằng vừa “đá bóng vừa thổi còi”… Ngoài ra, với chuyên môn tìm hiểu kỹ năng điều tra giám sát nghiệp vụ, Bộ công an làm là hoàn toàn chính xác.
Tôi cũng nghi ngờ rằng không có vắc xin nào làm 3 trẻ tử vong một lúc, cùng triệu chứng, cùng một địa điểm tiêm, với 2 lô vắc xin khác nhau… nên tôi cho rằng cần chuyển điều tra cho minh bạch hơn.
Về trách nhiệm sau vụ này, độc giả ở địa chỉ lientintuc@...com hỏi: “Thưa Giáo sư, nếu 3 trẻ tử vong sau tiêm chủng ở Quảng Trị do tiêm nhầm thuốc nguy cơ này là có thể xảy ra do vắc xin viêm gan B đã để lẫn với sinh phẩm khác thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Cán bộ tiêm chủng, cán bộ phụ trách khoa sản, đại diện bệnh viện, cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm giám sát quản lý vắc xin và việc đền bù cho các gia đình nạn nhân sẽ được thực hiện như thế nào?
GS.TS Trịnh Quân Huấn cho rằng: Đây là một vấn đề tôi cho rằng rất lớn và chúng ta đã có Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Điều 30 từ khoản 1 đến khoản 6 trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm nêu rất cụ thể trách nhiệm của từng người trong vấn đề liên quan đến tai biến tiêm chủng trong trường họp này nếu như do vắc xin thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm, nếu do quy trình tiêm chủng do nhầm thuốc như câu hỏi thì đã có trong quy định theo khoản 4, 5, 6 của điều 30 trong Luật Phòng chống bệnh trẻ em.
Ông nói, trong điều 30 lại nói có liên quan đến cả 4 cấp. Thứ nhất là Chính phủ phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn ngân sách đủ cho công tác tiêm chủng. Thứ 2, Bộ trưởng Bộ y tế phải chịu trách nhiệm về tất cả các vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phải chịu trách nhiệm về tổ chức tư vấn triển khai hoạt động tiêm chủng. Và thứ 3 là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh phải chỉ đạo cụ thể triển khai hoạt động tiêm chủng tại địa phương.
Tiếp tục cho tiêm vắc xin Quinvaxem
Độc giả Quách Thị Minh Nguyệt (Tổ 3, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ- Thái Nguyên) hỏi: Chính phủ vừa cho phép tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Với tư cách quản lí nhà nước và trách nhiệm chuyên môn thì xin Bộ Y tế giải thích tại sao lại đề nghị tiếp tục dùng vắc xin này? Tại sao lúc thì yêu cầu ngừng và lúc lại cho tiếp tục, khiến chúng tôi rất hoang mang.
GS.TS Nguyễn Trần Hiển, trưởng Ban quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng: Việc tạm dừng lô vắc xin hay một loạt các vắc xin là thực hành thông thường của tiêm chủng mở rộng không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới.
Trước 1 sự cố nguy cơ đe dọa sức khỏe trẻ em thì vấn đề an toàn trước hết là việc tạm dừng lô đó để tiến hành điều tra xét nghiệm nguyên nhân. Sau khi điều tra xong, nếu không có sự cố, cho sử dụng lại. Thực tế, nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Bhutan, Sri Lanka… có nhiều phản ứng sau tiêm Quinvaxem cũng đã áp dụng biện pháp này. Đây là biện pháp thận trọng và đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe trẻ em.
GS Hiển cũng cho biết thêm: Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai từ năm 1985 với 6 loại vắc xin là: lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi. Năm 1997 chúng ta bổ sung thêm vắc xin benh gan sieu vi B, năm 2010 là vắc xin HIB phòng viêm màng não Nhật Bản và viêm phổi. Đồng thời, tại những vùng có nguy cơ cao chúng ta có bổ sung tiêm chủng vắc xin thương hàn, viêm não Nhật Bản.
Bác sĩ Toda, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cũng nói thêm: Ở Việt Nam, sau 30 năm có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ. Theo tính toán chương trình này cứu sống được khoảng 40.000 trẻ khỏi tử vong nếu không có chương trình tiêm chủng. Do vậy, tổ chức y tế thế giới đánh giá rất cao nỗ lực chương trình tiêm chủng của các bạn.
Yêu cầu ký kết khi tiêm phòng
Trên một tờ báo, ngày 30/7, nêu thực trạng hiện nay nhiều bệnh viện, cơ sở y tế bắt người nhà trẻ nhỏ đi tiêm vắc xin phải ký vào giấy tự chịu trách nhiệm nếu có sự cố. Phải chăng những Bệnh viện đó có ý chạy trách nhiệm hoặc muốn đổ bớt trách nhiệm về phía người bệnh khi mà họ không dám bảo đảm chất lượng vắc xin mà họ dùng, cũng như kĩ thuật và xử lí khi gặp rủi ro?
GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho rằng: Việc thực hiện như vậy là không đúng quy định của Bộ Y tế. Trong Thông tư 23 nói rõ công tác tiêm chủng an toàn và chất lượng phụ thuộc vào quy trình tiêm chủng mà ở đây là vai trò của cán bộ y tế ở điểm tiêm chủng đó từ tổ chức buổi tiêm, bảo quản, vận chuyển vắc xin, thao tác sau khi tiêm, lưu trữ hồ sơ… Đó là trách nhiệm của điểm tiêm chủng và cán bộ y tế ở đó.
Tuy nhiên, trong phiếu tiêm chủng cũng nói rõ bà mẹ cần tăng cường hợp tác với cán bộ y tế như khi cho trẻ đi tiêm, mang phiếu tiêm chủng, đọc kỹ áp phích về quy trình tiêm chủng và đối chiếu thực hành tiêm chủng có phù hợp với quy định không, nếu không phù hợp thì có quyền không cho con tiêm và nhắc cán bộ y tế thực hiện đúng quy trình.
Các bà mẹ cũng phải thông báo cho cán bộ y tế về tiền sử, tình hình sức khỏe của trẻ trước khi khi tiêm, phản ứng sau tiêm của mũi vắc xin trước… để bác sỹ cho chỉ định phù hợp.
Đồng thời bà mẹ có quyền hỏi cán bộ y tế rằng con tôi được tiêm vắc xin gì hôm nay, phải theo dõi trẻ thế nào, theo dõi trẻ đúng 30 phút tại điểm tiêm và sau đó là theo dõi trẻ 1-2 ngày sau tiêm tại nhà.
GS.TS Trịnh Quân Huấn nói thêm: Tôi xin nói thêm là tại điểm tiêm chủng, cán bộ y tế phải ký cam kết thực hiện đúng quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế, cái này cần phải thực hiện nghiêm túc. Còn những điểm tiêm chủng bắt người dân ký cam kết thì sẽ phải dừng vì thực hiện không đúng Thông tư 23 của Bộ Y tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét