Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Đối tượng cần được chủng ngừa viêm gan siêu vi A


Đối tượng cần được chủng ngừa viêm gan siêu vi A

Mặc dù lợi ích của việc tiêm chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A là không thể phủ nhận được, nhưng trong thực tế không phải bao giờ người ta cũng có đủ điều kiện để thực hiện việc chủng ngừa toàn diện, nhất là ở các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển. Vì thế, các đối tượng sau đây có thể cần được xem xét ưu tiên trước các đối tượng khác.

1. Trẻ em sinh trưởng ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

2. Trẻ em được đưa đến sống ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

3. Khách du lịch hoặc đi công tác đến các vùng đang có nguy cơ nhiễm bệnh.

4. Người lớn tuổi, già yếu hoặc suy nhược khi thử máu không có sự hiện diện của kháng thể chống siêu vi A (HAV-IgG).

Đối với bản thân mỗi người, có thể tự quyết định việc có nên tiêm chủng ngừa hay không căn cứ vào môi trường sinh sống và làm việc của mình, cũng như tuỳ theo khả năng tài chánh cho phép.

Các phương pháp chủng ngừa hiện nay Hiện nay có hai phương pháp chủng ngừa khác nhau là chủng ngừa chủ động (active vaccin¬ation) và chủng ngừa thụ động (passive vaccin¬ation).

a. Chủng ngừa chủ động (active vaccination)

Trong phương pháp chủng ngừa này, thuốc chủng ngừa được đưa vào cơ thể để kích thích cơ thể tự tạo ra chất kháng thể chống benh viem gan A (Immune Globulin, viết tắt là IG). Với phương pháp này, người chủng ngừa đạt hiệu quả có thể được miễn nhiễm suốt đời đối với bệnh viêm gan siêu vi A. Tuy nhiên, thuốc chủng cần có một thời gian để phát huy tác dụng, hay nói đúng hơn là cơ thể cần một thời gian để tạo ra kháng thể rồi người tiêm chủng mới được miễn nhiễm.

Có các loại thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan siêu vi A được chế tạo theo phương pháp không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều đạt đến hiệu quả như nhau.

Thuốc được dùng cho bệnh nhân từ hai tuổi trở lên. Thông thường chỉ cần chích hai lần. Mỗi lần cách nhau từ 6 đến 12 tháng. Khoảng 94% đến 100% bệnh nhân đã được miễn nhiễm một tháng sau mũi chích đầu tiên. Sau mũi thứ hai, kết quả sẽ tốt đẹp hơn và khả năng miễn nhiễm sẽ kéo dài lâu hơn. Có thể chắc chắn là hơn 7 hoặc 8 năm nhưng cũng có thể kéo dài suốt đời. Vì thuốc rất hiệu quả nên sau khi được chủng ngừa không cần phải thử máu để xem có kháng thể hay chưa.

Nếu là chủng ngừa trước khi phải đi đến vùng có nguy cơ nhiễm bệnh, nên chủ động chích ngừa trước khi đi ít nhất là 4 tuần. Vì thế, nếu cần phải đi ngay người ta sẽ áp dụng phương pháp chủng ngừa thụ động.

b. Chủng ngừa thụ động (passive vacci¬nation)

Đây là phương pháp đưa thẳng chất kháng thể chống bệnh gan A vào cơ thể. Với phương pháp này, người được chủng ngừa sẽ ngay tức thời có được khả năng miễn nhiễm. Tuy nhiên, hiệu lực của thuốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Vì vậy, phương pháp này chỉ được sử dụng tạm thời khi có yêu cầu bảo vệ ngay lập tức. Thường thì sau khi sử dụng phương pháp này, người ta sẽ tiếp tục dùng phương pháp chủng ngừa chủ động.

Khi cần chủng ngừa cấp tốc hoặc chủng ngừa cho trẻ em dưới 2 tuổi thì đây là phương pháp bắt buộc phải dùng đến. Theo phương pháp này, một lượng huyết thanh có kháng thể (immune globulin) vừa phải sẽ được tiêm thẳng vào mạch máu hoặc bắp thịt. Số lượng thuốc là 0.02 ml cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể. Chất đề kháng được bào chế từ huyết tương của những người hiến máu, nhưng nhờ vào kỹ thuật bào chế tối tân hiện nay nên độ tinh khiết và an toàn của thuốc đến nay được xem là tuyệt đối, chưa hề lây bệnh truyền nhiễm cho bất cứ một ai.

Thuốc rất an toàn, nên ngay cả phụ nữ có thai hoặc cho con bú vẫn có thể dùng được. Chỉ trong một số rất ít trường hợp có thể có một vài phản ứng phụ hoặc biến chứng như đau nhức, ngứa, ngất xỉu ... Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra.

Để đảm bảo hiệu quả kháng bệnh về lâu dài, phương pháp chủng ngừa thụ động này nên được dùng kèm theo với phương pháp chủng ngừa chủ động.

Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| chua benh ung thu| benh gan B

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét