Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Những điều cần biết về bệnh viêm gan B

1. Bệnh viêm gan và những đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh
Viêm gan B là bệnh do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Vì đây là căn bệnh lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm nên đa số người bị nhiễm bệnh đều không biết là mình bị nhiễm và có thể âm thần lây lan sang cho người khác.
Những đường lây nhiễm chủ yếu là:
Mẹ truyền sang con. Nếu bà mẹ mang thai bị bệnh thì HBV từ máu mẹ theo dây rốn sẽ lây nhiễm sang máu của bào thai, đây là đường lây quan trọng nhất.
Truyền máu toàn phần hoặc các chế phẩm của máu bị nhiễm HBV, da người lành bị trầy xước mà tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
Lây qua đường tình dục do quan hệ tình dục kể cả đồng tính luyến ái.
Những người nghiện ma túy dùng chung bơm kim tiêm có nguy cơ lây nhiễm cao.
Các trường hợp có tiếp xúc trực tiếp giữa người bị bệnh và người lành như: châm cứu, xăm mình, lấy ráy tai, xỏ lỗ tai, dao cạo râu, làm móng tay chân bằng các dụng cụ dùng chung không được khử khuẩn đều có thể lây nhiễm HBV và gây bệnh.
2. Biểu hiện và những biến chứng do bệnh viêm gan B gây ra
Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài 6 tháng
Thời kỳ ủ bệTrẻ nhỏ nhiễm vi rút viêm gan B thường không có triệu chứng. Nhưng phần lớn trẻ em có thể trở thành người mang trùng mãn tính.
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau bụng và có biểu hiện giống như cúm. Có thể nước tiểu sẫm màu và phân bạc màu. Có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng. Để chẩn đoán xác định cần làm xét nghiệm máu.
Hầu hết các nhiễm trùng cấp tính ở người lớn đều khỏi. Những người khỏi bệnh và không mang vi rút mãn tính có miễn dịch phòng bệnh suốt đời.
Biến chứng do viêm gan B
Viêm gan B mãn tính cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Xơ gan dẫn tới nhiều biến chứng khác như chảy máu thực quản và cổ trướng. Khi các chất độc tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong bệnh não gan. Nguy cơ nhiễm khuẩn mãn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỉ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV
3. Cách chữa trị và phòng bệnh viêm gan B
Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các BS chuyên khoa.
May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không.
Hiện nay có thuốc chủng ngừa viêm gan B hiệu quả. Đây chính là thuốc chủng chống ung thư đầu tiên vì thuốc có thể bảo vệ tránh được siêu vi B vốn là tác nhân gây ra 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới. Với liều tiêm chủng 3 mũi, thuốc có thể đem lại hiệu quả bảo vệ gần như suốt đời cho người được tiêm chủng.
Ngoài chủng ngừa chúng ta còn có thể ngừa bệnh viêm gan bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa quy vị và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét