Cấy ghép răng implant bằng công nghệ 4S là giải pháp hàng đầu cho tình trạng mất răng. Đây là phương pháp được các bác sỹ khuyến khích nên áp dụng khi bạn đủ điều kiện chi phí để trồng răng. Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hiện, bạn nên lưu tâm đến một số chú ý sau đây.
Cấy ghép răng Implant là cách duy nhất có thể khôi phục lại răng mất một cách thẩm mỹ nhất. Đây là phương pháp khôi phục lại răng bao gồm cả thân răng và chân răng theo cách giống như tiến trình mọc răng tự nhiên. Nhờ thế, răng thay thế có thể đảm bảo được chiều thế và hình dáng tương tự như răng mất. Đây là điều mà tất cả các phương pháp phục hình khác không có được.
♦ Cấy ghép răng implant được thực hiện khi nào?
Implant là phương pháp trồng răng thẩm mỹ có sử dụng trụ titan cấy vào xương hàm cùng với trụ nối và răng sứ có thể thay thế hoàn toàn cho một răng thật bị mất. Trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hay toàn hàm đều có thể sử dụngphương pháp cấy ghép răng Implant. So với làm cầu răng thì rõ ràng làm implant có độ bền chắc hơn khi không cần mài cùi răng thật để làm trụ, do đó hạn chế xâm lấn đến răng. Cấy ghép implant cũng giúp hạn chế được tình trạng tiêu xương tối đa khi duy trì ổn định mật độ xương hàm.
>>> xem thêm: làm răng sứ thẩm mỹ
Với trường hợp mất răng toàn hàm, bệnh nhân chỉ cần thực hiện 4 implant để đặt hàm tháo lắp hoặc hàm cố định mà vẫn đảm bảo ăn nhai tốt, tiết kiệm chi phí.
Những người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý, không tiêu xương răng thì hoàn toàn có thể thực hiện phục hình cho răng mất bằng cách cấy ghép implant.
♦ Cấy ghép răng implant không được thực hiện trong trường hợp nào?
– Những người có khe làm răng quá hẹp hoặc không đủ độ cao cũng không thể thực hiện làm implant khi phương pháp này đòi hỏi cần có không gian để đặt trụ implant cũng như trụ nối abutment. Nếu xương hàm của bạn không đủ độ dày thì cũng được khuyến cáo không nên thực hiện làm implant bởi việc cấy ghép trụ cần có mật độ xương nhất định để neo giữ được implant bền chắc trong xương mà không bị đào thải.
>>> xem thêm: chụp răng sứ
- Trẻ em đang lớn: trẻ em đang trong tuổi vị thành niên vẫn trong quá trình phát triển, cấu trúc xương chưa ổn định thì việc cấy ghép răng implant hoàn toàn không khả thi khi phần xương hàm không thể giữ được implant với lực ổn định khiến cho tình trạng đào thải có thể xảy ra hoặc khiến cho việc ăn nhai sau này trở nên khó khăn hơn.
- Phụ nữ mang thai: Đây cũng là những đối tượng được khuyên không nên thực hiện làm implant để tránh những tác động có hại đến thai nhi. Tốt nhất là nên cắm ghép implant sau khi sinh để đảm bảo độ an toàn, không biến chứng và có hiệu quả cao nhất.
- Những người mắc các chứng rối loạn tâm thần: Với những người có tinh thần không ổn định, cảm xúc thất thường sẽ không tốt cho việc cấy ghép và hiệu quả đạt được không cao.
– Người mắc các bệnh lý toàn thân: Những người mắc các bệnh lý toàn thân như bệnh gan, thận, tim mạch và các bệnh về máu cũng được khuyến cáo không nên thực hiện trồng răng implant. Chính vì lẽ đó mà trước khi thực hiện trồng răng giả bạn cần phải thông báo rõ cho bác sỹ về tình trạng sức khỏe của mình.
♦ Cần ghép xương trước lúc thực hiện cấy ghép răng implant khi nào?
Không phải tất cả các trường hợp cấy ghép răng implant đều cần phải ghép xương mà quan trọng là tùy thuộc vào tình trạng xương hàm thực tế của bạn mà chỉ có trải qua thăm khám kỹ lưỡng với chụp X-ray mới có thể xác định chính xác được. Trường hợp xương bị tiêu hõm nhiều do mất răng hoặc viêm nha chu cần được thực hiện ghép xương trước khilàm răng implant. Mục đích của việc ghép xương là làm tăng mật độ xương hàm, từ đó giúp bảo vệ và giữ cho trụ implant khi cấy vào được ổn định mà không bị đào thải.
Nha sỹ có thể thực hiện ghép xương nhân tạo hoặc xương tự thân tức là xương lấy tại các vị trí trên cơ thể như xương hàm, xương cằm…để ghép cho bệnh nhân. Thông thường, một ca ghép xương đạt độ tích hợp tốt, đủ điều kiện để cấy ghép trụ implant thì cần tới từ 3-6 tháng.
♦ Quy trình cấy ghép implant theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ
Sau đây là 4 bước trong quy trình cấy ghép implant theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sỹ sẽ khám tổng quát khoang miệng, tình trạng răng, nướu và sức khỏe của bệnh nhân. Sau đó, chụp phim X-Quang để kiểm tra mật độ xương, độ dày xương hàm. Việc kiểm tra này giúp tính toán chính xác độ dài, kích cỡ, đường kính và số ren cho trụ implant tương thích với đặc điểm cấu tạo xương hàm bị mất răng. Cấy răng Implant thì không thể thiếu bước chụp phim để phân tích tổng quát tình trạng xương hàm về thể tích xương.
- Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Bác sỹ tiến hành vệ sinh khoang miệng để đảm bảo hoàn toàn sạch khuẩn, tránh nhiễm khuẩn sau khi cấy ghép. Sau đó thực hiện gây tê trước khi thực hiện khoảng 30s -1 phút để bệnh nhân yên tâm và bác sỹ thực hiện dễ dàng hơn.
- Bước 3: Cấy ghép Implant và lắp răng tạm
Trụ Implant được khoan thẳng trực tiếp vào xương hàm. Thời gian cấy trụ nhanh chóng chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho mỗi Implant.
Ngay sau khi cấy trụ, bác sỹ tiến hành ngay việc nối dài chân răng và lấy mẫu chế tạo răng sứ gửi Labo nha khoa. Đồng thời, bác sỹ sẽ gắn tạm răng giả trong khi chờ trụ Implant ổn định trong xương và chờ chế tạo xong răng sứ.
- Bước 4: Lắp răng sứ
Lắp răng sứ cố định vào trụ và hoàn tất kỹ thuật trồng răng Implant. Sau đó, hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân để kiểm tra lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét