Độ bền của răng sứ thẩm mỹ sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính, đó là cùi răng sau khi mài và loại răng sứ mà bạn lựa chọn để phục hình.
* Răng sứ là gì?
Răng sứ được cấu tạo gồm hai phần, đó là phần sườn bên trong có thể bằng hợp chất kim loại, Titan, hoặc bằng sứ và được phủ bên ngoài một lớp sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng. Tùy theo vật liệu để đúc ra răng sứ mà chúng ta có thể chia làm 2 loại là răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại.
>>> xem thêm: bọc răng sứ thẩm mỹ
– Với răng sứ có phần sườn bằng kim loại, sau một thời gian sử dụng răng sẽ bị oxi hóa do trong môi trường miệng có tính acid. Tại vị trí tiếp giáp giữa răng sứ và nướu sẽ xuất hiện màu đen hay xám đen rất mất thẩm mỹ. Lúc này, bạn muốn cải thiện thì bạn phải làm lại chiếc răng sứ khác.
– Răng sứ không kim loại (răng toàn sứ) khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của răng sứ kim loại, không làm đen viền nướu, không gây kích ứng mô nướu, mang lại cho bạn một nụ cười hoàn hảo, tự nhiên. Răng sứ không kim loại được đánh giá là có độ bền tương đương với răng thật của bạn.
* Cùi răng
– Để có thể bọc mão hay cầu răng thì răng thật phải được mài nhỏ, thường sẽ mài hết phần men răng. Kỹ thuật mài răng của Bác sĩ sẽ quyết định đến sự độ bền chắc lâu dài của răng sứ sau này, mài quá ít cũng không được mà mài quá nhiều cũng không được, phải theo một tỉ lệ nhất định. Nếu mài răng quá nhiều sẽ dễ kích thích đến tủy răng, ảnh hưởng đến việc sử dụng răng sau này-đối với răng sống, còn đối với răng đã lấy tủy nếu mài nhiều thì cùi răng dễ bị gãy. Trường hợp mài răng quá ít, răng sẽ thô, dễ bị cộm gây khó khăn trong quá trình ăn uống.
– Đối với những răng sống, không chữa tủy mà được bọc răng sứ không kim loại thì răng sẽ bền chắc giống như răng thật. Nếu bọc bằng răng sứ kim loại sẽ tùy thuộc vào khung sườn của răng,như răng kim loại thường có thể sử dụng trên 3 năm, răng sứ Titan sử dụng trên 5 năm,…
>>> xem thêm: làm cầu răng có tốt không
– Đối với những răng chữa tủy thì độ bền của răng sứ còn phụ thuộc theo thời gian sử dụng, vì tủy răng đã mất đi, răng sẽ không còn bền chắc mà rất giòn và dễ gãy.Độ bền của răng sứ còn phục thuộc vào cách chăm sóc trong quá trình ăn nhai và vệ sinh hàng ngày của bệnh nhân, nhất là những răng đã chữa tủy, phải tránh ăn nhai những đồ cứng để sử dụng được lâu dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét