Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Ưu và nhược điểm của lắp cầu răng

Mặc dù là kỹ thuật phục hình nha khoa truyền thống nhưng cầu răng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi hiệu quả kinh tế và chất lượng phục hình khá tốt. Những ưu và nhược điểm của cầu răng sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Ưu và nhược điểm của cầu răng

Cầu răng là phương pháp phục hình cho răng đã mất bằng cách mài 2 răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ cầu. Kỹ thuật này gồm 2 thao tác chính: mài răng và chế tạo mão răng sứ.

>>> xem thêm: răng sứ thẩm mỹ

  • Thao tác mài răng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và khéo léo nhận định được tỉ lệ răng cần mài sao cho vừa đảm cố định mão răng vừa không gây tổn thương tủy răng bên trong. Nếu thực hiện mài răng quá nhiều thì có thể tổn thương đến mô răng thật.
  • Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, thu thập đầy đủ những thông tin về kích thước, màu sắc của răng để chế tác mão răng tương thích. Mão răng phải đảm bảo khít sát với cùi, màu sắc hòa hợp với toàn hàm.

Những ưu và nhược điểm cụ thể của cầu răng như sau:

  • Ưu điểm:

   -   Thẩm mỹ cao

So với kỹ thuật làm hàm giả tháo lắp, cầu răng đem đến giá trị thẩm mỹ vượt trội. Cùi răng được mài vừa phải, mão răng được gắn khít sát và có màu sắc tương hợp với màu răng thật nên bạn sẽ rất khó nhận ra đâu là răng thật và đâu là răng giả sau điều trị.

   -   Ăn nhai chắc chắn

Theo khảo sát cho thấy, răng sau khi làm cầu răng đạt hiệu quả ăn nhai tương đương 80% sức nhai của răng thật. Vì vậy mà bệnh nhân có cơ hội được ăn nhai thoải mái mà không phải kiêng khem khổ sở. Ngay cả khi bạn ăn nhai những thức ăn cứng thì cầu răng vẫn đủ sức chịu lực và chắc khỏe.

   -   Tiết kiệm chi phí

Cầu răng được đánh giá là phương pháp phục hình răng có chi phí khá khiêm tốn, mặc dù hiệu quả mà nó đem lại lại không hề nhỏ. So với cấy ghép implant, cầu răng có chi phí thấp hơn rất nhiều. Vì vậy đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều khách hàng lựa chọn thực hiện phương pháp này.

>>> xem thêm: mài răng hết bao nhiêu tiền

   -   Tuổi thọ cao

So với hàm giả tháo lắp, cầu răng có tuổi thọ sử dụng cao hơn hẳn.  Thông thường, cầu răng được sử dụng tốt hơn 10 năm. Tuổi thọ của nó cụ thể là bao nhiêu vẫn còn tùy thuộc rất lớn vào dòng răng sứ phục hình bên trên. Dòng răng toàn sứ mặc dù có chi phí cao hơn một chút nhưng lại được sử dụng lâu dài mà bệnh nhân không cần lo răng bị thay đổi màu sắc.

  • Nhược điểm

Dù mang những hiệu quả những đánh giá cao như vừa nêu trên nhưng cầu răng vẫn không tránh khỏi những hạn chế như:

   -   Cầu răng đòi hỏi phải mài mô răng thật. Các răng bên cạnh răng mất cần được mài nhỏ để làm trụ cho cầu răng bên trên. Vì vậy, nếu bác sĩ thực hiện không đủ kinh nghiệm thì rất dễ gây tổn thương đến tủy răng bên trong.

   -   Cầu răng không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Vì là phục hình cho thân răng bị mất nên cầu răng không thể đóng vai trò như những chân răng, vị trí nơi mất răng vẫn xảy ra tình trạng tiêu xương tự nhiên.

Những ưu nhược điểm nêu trên phần nào cho chúng ta hiểu rõ hơn về kỹ thuật này. Để được tư vấn rõ hơn cho trường hợp của mình, mời bạn đến thăm khám tại nha khoa Toàn Sứ. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn miễn phí cho bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét