Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Xét nghiệm bệnh gan siêu vi B

Một ngày nào, bạn nghe người nhà bảo hàng xóm xung quanh đi tiêm ngừa benh gan sieu vi B hết rồi sao anh chưa đi tiêm và thử máu đi. Bạn nghe cũng xuôi tai, đi thử máu và có kết quả là HBsAg(+), nhận thêm lời hù dọa không đáng là mắc phải bệnh nguy hiểm là viêm gan siêu vi B rồi, thế nào cũng bị xơ gan, ung thư gan, phải uống thuốc ngay đi.
Thế rồi, bạn lấy toa bác sĩ về mua thuốc uống nào là Liv52, Carsil, Chophytol, Sulfarlem, Nissel... uống ngày này sang ngày nọ, rất ư tốn kém.. Ba tháng sau, thử máu lại cho thấy HBsAg(+) của bạn nồng độ đôi khi còn cao hơn 2,5 thay vì 1,4 lúc đầu. Bạn hốt hoảng lên chả nhẽ bệnh tôi nặng thêm, liệu tôi có bị ung thư gan không? Sao tôi chữa hoài mà không khỏi?
Bạn nên biết nếu chỉ có một xét nghiệm HBsAg(+) và bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, không vàng mắt, da. Bạn phải thử thêm các men gan hay SGOT, SGPT và kết quả bình thường duới 45UI, bạn chỉ là người nhiễm siêu vi gan B hay người lành mang mầm bệnh viêm gan B. Gan của bạn không có thương tổn gì nên không cần phải điều trị thuốc gì cả. Bạn chỉ cần chích ngừa cho những người thân để tránh lây lan nhưng bạn vẫn ăn uống bình thường, không kiêng mỡ, trứng vì lá gan bạn vẫn tốt... Các thuốc trợ gan như Liv 52, Carsil, Sulfalem ngay cả Nissel cũng không thể diệt được siêu vi B dù bạn có uống bao lâu chăng nữa. Xét nghiệm HBsAg chỉ âm tính khi nào sức đề kháng của cơ thể bạn gia tăng chứ không do bất cứ thuốc nào cả.
Để chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B, bác sĩ dựa vào một số xét nghiệm máu như sau:
A. Các kháng nguyên hay Ag (Antigen) của bệnh viêm gan B (HB):
* 1. HBsAg: Còn gọi kháng nguyên bề mặt viêm gan B, xét nghiệm chủ yếu thường làm nhất.
- (+) xác định có mầm bệnh siêu vi B, không phải là mắc bệnh viêm gan B.
* 2. HBeAg: Kháng nguyên e của virus viêm gan B, được coi là một phần của kháng nguyên lõi, dấu hiệu xác định khả năng lây lan cao, còn có thể bị viêm gan mãn.
* 3. HBcAg: Kháng nguyên lõi, không tìm thấy trong máu, chỉ có ở gan qua kết quả sinh thiết gan.
B. Kháng thể (Ig) hay Ab (Antibody), thường viết tắt là AntiHB hay HBAb, gồm có:
* 1. AntiHBs: Kháng thể đối với kháng nguyên HBsAg, xác định lành bệnh và khả năng lây bệnh rất thấp, thường là (+ ) sau khi chích ngừa viêm gan B.
* 2. AntiHBe: Kháng thể đối với kháng nguyên HBeAg, xác định lành bệnh, khả năng lây rất thấp.
* 3. AntiHBc: Kháng thể đối với kháng nguyên HBcAg, khi kháng thể này thuộc nhóm IgM là bệnh viêm gan cấp nhưng nếu kháng thể này thuộc IgG lại xác định bệnh viêm gan mạn.
C. Ngoài ra các men gan transaminases hay SGOT, SGPT: Bình thường dưới 45UI/l, men gan lên cao gặp trong viêm gan mãn. Cần thử thêm men gan khi có HBsAg(+).
D. HBV-DNA: Dương tính trong viêm gan mãn cũng quan trọng chứng tỏ virus viem gan B đang ở giai đoạn phân chia.
SGOT, SGPT bình thường dưới 45UI/l. Các men này gia tăng thật cao: gấp 5 lần khi có viêm gan cấp nhưng trong viêm gan mãn: các men này tăng ít hoặc một đôi khi lại bình thường.
Bạn cần biết điều tối quan trọng này là virus viêm gan B không gây tác hại trực tiếp trên tế bào gan: (Harrison 1997 trang 1683). Tế bào gan hư hại là do phản ứng miễn dịch của chính chúng ta tiêu hủy các siêu vi B kia. Nồng độ HBsAg(+) cao hay thấp không phải là bệnh nặng hay nhẹ như nhiều người hiểu sai. Bệnh viêm gan B thể tối cấp có nồng độ HBsAg(+) rất thấp nhưng chết trong vòng 1 tuần lễ sau khi mắc bệnh. Trái lại, khi các men gan tăng cao trên 50UI/l, bạn nên xét nghiệm HBV-DNA nếu dương tính nữa, bạn là người bị viêm gan mãn cần khám bác sĩ tiêu hoá hay nhiễm để trị sớm lâu dài qua nhiều tháng có theo dõi mới tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan siêu vi B. Chế độ ăn lúc này phải kiêng mỡ, dầu, trứng...
Nhiều bệnh nhân hiểu sai cứ tưởng bệnh viêm gan siêu vi B giống như bệnh AIDS không thể chữa gì được nữa, thế nào cũng chết vì xơ gan ung thư gan theo nhiều người hù dọa. Thật ra có đúng vậy không? Đúng là hai bệnh ấy giống nhau là đều do siêu vi, không có thuốc nào diệt thực sự được siêu vi cả. Phương cách lây truyền cũng giống nhau qua 3 đường: là tình dục qua giao hợp, máu qua kim chích, mẹ sang con. Sự lây lan cũng khó qua đường tiếp xúc thông thường: ăn uống, nói chuyện chung, dùng đồ chung không dính máu. Chỉ có bệnh viêm gan siêu vi A mới lây qua đường ăn uống và tiêu hoá. Nhưng hai bệnh này khác nhau như mặt trăng và mặt trời: Bệnh AIDS đến giờ chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả, trái lại bệnh viêm gan siêu vi B thì có thuốc chủng Engerix B, tiêm đầy đủ 4 mũi ngừa được 5 năm. Bệnh viêm gan mãn vẫn chữa được dù có tốn kém phần nào. Bệnh AIDS thì không được như vậy: thử máu dương tính trước sau cũng thành bệnh AIDS thật sự, diễn tiến hầu hết là tử vong nhưng phải chục năm sau và khó có thuốc nào diệt được siêu vi hoàn hảo, điều trị bệnh AIDS tốn kém khủng khiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét