Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Bạn có thực sự hiểu về bệnh viêm gan siêu vi B

1.Benh viem gan sieu vi B là gì?
Thuật ngữ "Viêm gan" có nghĩa là gan đang bị sưng (hoặc viêm). Khi gan bị sưng thì các hoạt động về chức năng của nó trở nên khó khăn hơn.
Virút viêm gan sống trong tế bào gan và làm tế bào gan bị viêm, có nhiều loại virút khác nhau gây viêm gan chẳng hạn như virút viêm gan A, virút viêm gan B, virút viêm gan C, virút viêm gan D, virút viêm gan E, virút viêm gan G…
Bệnh viêm gan siêu vi B là do virút viêm gan B gây ra. Hầu hết những người lớn bị nhiễm virút siêu vi B có thể tự thải trừ virút ra khỏi cơ thể của họ. Nhưng một số còn lại, đặc biệt là trẻ em, có thể bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B suốt đời (mạn tính) và từ đó có thể dẫn đến tổn thương gan, ung thư gan và tử vong.
2.Ai có nguy cơ bị nhiễm virut viêm gan B?
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ nói rằng các nhóm đối tượng sau đây có nhiều khả năng bị nhiễm virút viêm gan B :
a.Người có quan hệ tình dục bừa bãi hoặc bị bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
b.Quan hệ đồng tính.
c.Quan hệ vớngười đã bị nhiễm virút viêm gan B.
d.Người chích ma túy.
e.Trong gia đình có người đã bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B mạn tính.
f.Trẻ sinh ra từ bà mẹ đã bị nhiễm virút viêm gan siêu vi B.
g.Nhân viên y tế.
h.Người bệnh đã từng bị lọc máu (chẳng hạn như chạy thận nhân tạo…)
3.Sẽ có những biểu hiện gì khi bị nhiễm virút viêm gan B?
Virút viêm gan siêu vi B được ví như là sát thủ thầm lặng, vì đa phần khi bạn bị nhiễm virút viêm gan B mà hoàn toàn không có biểu hiện gì (triệu chứng). Chỉ có một số ít người là có những triệu chứng như sau:
a.Vàng da, vàng mắt.
b.Có cảm giác no hơi, chán ăn.
c.Mệt mỏi.
d.Đau cơ, đau khớp.
e.Đau bao tử, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói.
4.Phải làm gì để biết chắc mình bị nhiễm virút viem gan B?
Bạn có thể đến bệnh viện Bình An trụ sở tại tỉnh Kiên Giang, đăng ký gặp bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn chu đáo hơn. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau đây:
a.Kháng nguyên bề mặt của viêm gan siêu vi B (HBsAg). Nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính, có nghĩa là bạn đã bị nhiễm virút viêm gan B.
b.Kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B (Anti-HBs). Nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính, có nghĩa là bạn đã có kháng thể chống lại bệnh viêm gan siêu vi B và không cần lo sợ bị bệnh viêm gan siêu vi B. Để có được kháng thể này bạn phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B.
5.Các loại thuốc điều trị viêm gan B
Hiện tại cục quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ đã công nhận rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B.
Thuốc uống gồm có :
1.Lamivudine
2.Adefovir
3.Entecavir
4.Telbivudine
5.Tenofovir
Thuốc tiêm gồm có:
1.Interferon
2.Pegylated interferon
Tuỳ theo tình trạng bệnh của bạn mà Bác sĩ có thể dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống, đôi khi cùng lúc phải phối hợp nhiều loại thuốc trên.
6.Bạn nên chủng ngừa vi rút viêm gan B để phòng được bệnh viêm gan siêu vi B
Hiện nay đã có vắc-xin bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan siêu vi B, chỉ cần tiêm 3 mũi vắc-xin trong vòng 6 tháng thì cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể để giúp bạn chống lại vi rút viêm gan B. Những kháng thể này được lưu trữ trong cơ thể của bạn trong nhiều năm và sẽ chống lại vi rút viêm gan B nếu bạn tiếp xúc với vi rút này.
Những đối tượng sau cần phải chủng ngừa vi rút viêm gan B:
1.Đang mắc một căn bệnh gan mạn tính, chẳng hạn như viêm gan siêu vi C;
2.Tiêm chích ma túy;
3.Quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục đồng tính;
4.Sống chung nhà với người bị viêm gan siêu vi B;
5.Làm việc trong môi trường có nguy cơ bị lây nhiễm cao, chẳng hạn như: nhân viên y tế, nhân viên cấp cứu, sĩ quan cảnh sát, lính cứu hỏa, người làm dịch vụ lễ tang, hoặc làm việc trong quân đội;
6.Những người bệnh đã được truyền các chế phẩm về máu hoặc đang chạy thận nhân tạo.
Nếu bạn đã có tiêm ngừa và để biết chắc chắn mình đã phòng được vi rút viêm gan B chưa thì bạn hãy đến Bệnh viện Bình An ở Tỉnh Kiên Giang bạn yêu cầu gặp Bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn và kiểm tra xem bạn đã có kháng thể chống lại vi rút viêm gan B chưa.
7.Bạn nên làm gì nếu bạn đang tiếp xúc với vi rút viêm gan B?
Nếu bạn biết mình vừa mới tiếp xúc với vi-rút viêm gan B, bạn có thể được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) để bảo vệ bạn trong vòng 24 giờ sau khi bạn tiếp xúc. Điều này cũng sẽ bảo vệ tiếp tục cho bạn được từ 3-6 tháng, tuy nhiên trong vòng bảy ngày sau khi tiếp xúc bạn cần phải tiêm thêm vắc xin ngừa vi rút viêm gan B.
8.Chủng ngừa benh gan sieu vi B như thế nào?
Tất cả trẻ em và người lớn đều nên tiêm 3 mũi vắc xin, lịch tiêm như sau: một mũi đầu tiên - tiếp theo là một mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên một tháng - mũi tiêm thứ ba cách mũi đầu tiên sáu tháng (0-1-6 tháng), hoặc dùng lịch tiêm nhanh như: một mũi đầu tiên - tiếp theo là một mũi tiêm thứ hai cách mũi đầu tiên một tháng - mũi tiêm thứ ba cách mũi đầu tiên hai tháng (0-1-2 tháng)
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã bị bệnh viêm gan siêu vi B thì nên được tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và đồng thời vẫn tiêm vắc xin ngừa vi rút viêm gan B mũi đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh, mũi thứ hai là một tháng sau đó, và mũi thứ ba là sáu tháng sau đó. Đối với những trẻ đã được tiêm đầy đủ như trên thì vẫn được cho bú mẹ mà không sợ bị lây vi rút viêm gan B từ mẹ sang con qua đường cho bú.
Sau khi bạn đã chủng ngừa vi rút viêm gan B, thì bạn hãy đến Bệnh viện Bình An ở Tỉnh Kiên Giang bạn yêu cầu gặp Bác sĩ chuyên khoa Gan để được tư vấn và kiểm tra xem bạn đã có kháng thể chống lại vi rút viêm gan B chưa.
9.Tác dụng phụ của vắc-xin ngừa vi rút viêm gan B là gì?
Có rất ít tác dụng phụ, tuy nhiên cũng có vài tác dụng phụ tại chổ là sưng, nóng, đỏ và đau ở tại vùng tiêm.
Bạn sẽ không bao giờ bị nhiễm vi rút viêm gan B từ thuốc chủng ngừa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét