Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Làm gì khi có hiện tượng chảy máu chân răng

Thưa bác sỹ Hoàn Mỹ. Em đang khá lo lắng về hiện tượng chảy máu chân răng ạ. Em sức khỏe bình thường, không có vấn đề gì nhưng không hiểu sao em hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng, thậm chí bình thường không tác động gì đến răng cũng bị chảy máu chân răng. Em không biết hiện tượng này là như thế nào và nên làm gì để hết chảy máu chân răng ạ. Mong bác sỹ tư vấn cụ thể ạ. Chân thành cảm ơn bác sỹ. (Ngọc Minh – Hải Phòng).

Trả lời :

Chào bạn Ngọc Minh !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Nên làm gì khi có hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra của bạn, Nha khoa Hoàn Mỹ xin được giải đáp cụ thể như sau.

Chảy máu chân răng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể như tiểu đường, bệnh liên quan đến gan, thiếu vitamin C…Nếu sức khỏe của bạn bình thường thì đây có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến nha chu. Nguyên nhân của tình trạng viêm này chủ yếu cũng chính là do cặn thức ăn, cao răng bám đọng gây viêm nướu, viêm nha chu hoặc là do sâu răng mà ra.

Bản chất của nha chu là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi do chăm sóc răng miệng không đúng cách và không lấy cao răng định kỳ. Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau của tình trạng viêm mà có thể có thêm các triệu chứng khác như sưng đỏ nướu, có ổ mủ, hôi miệng, răng bị lung lay…Nếu không được điều trị có thể gây áp xe xương ổ răng, gây rụng răng hoặc ảnh hưởng tới toàn bộ răng trên cung hàm.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể và cách chữa bệnh chảy máu chân răng cụ thể cần có sự thăm khám của bác sỹ. Do đó, bạn nên đến trung tâm chuyên khoa thăm khám miễn phí càng sớm càng tốt nhé. Nếu hiện tượng chảy máu chân răng do nguyên nhân viêm lợi, nha chu gây ra thì việc điều trị sẽ được nha sỹ hướng dẫn tư vấn cụ thể hơn.

Trong thời gian này, bạn Ngọc Minh lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật, dùng bàn chải lông mềm chải dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, không đánh quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi. Có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày để giảm viêm nhiễm. Việc lấy cao răng định kỳ, làm sạch các mảng bám trên răng cũng là cách hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả, làm giảm các tổn thương trên nướu.

Ngoài ra nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi, các loại rau nhiều chất xơ…Nếu hiện tượng chảy máu chân răng không thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan

>>> xem thêm: chảy máu răng là bệnh gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét