Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Cách phạt con khoa học bố mẹ nên biết

Con trẻ còn non nớt nên chưa đủ khả năng và ý thức để hiểu chuyện đúng sai nên rất dễ mắc lỗi. Ba mẹ thì ai cũng muốn con biết và hiểu để không tái phạm cũng như để con có thể phát triển đúng hướng hơn. Thế nên nhiều ba mẹ còn yêu và phạt con theo kiểu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Điều này hiện nay không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ sợ hãi và có những tác động xấu tới tâm lý, suy nghĩ và tình cảm của trẻ.

>>> Sữa prosure cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Cảm giác bị sỉ nhục, xấu hổ, bị coi thường, bị đau đớn khi bị ba mẹ đánh mắng đã khiến nhiều đứa trẻ sợ hãi, sống thu mình, dễ dẫn đến trầm cảm và hiệu quả xấu tới sức khỏe, tinh thần của bé. Vậy, đánh mắng có phải là cách kỷ luật đúng đắn với con trẻ?

Là những bậc làm cha làm mẹ thông thái, ba mẹ hãy thay đổi quan niệm cũng như cách phạt con khi con mắc lỗi để con có thể hiểu và nghe lời. Ba mẹ phải làm sao?

Ba mẹ hãy tham khảo những cách phạt con dưới đây nhé, vừa khoa học mà trẻ nghe lời răm rắp.

1. Trẻ mải chơi mà không hoàn thành nhiệm vụ ba mẹ giao

Trường hợp này ba mẹ dạy con phải có trách nhiệm hoàn thành công việc. Nếu như con không hoàn thành, mẹ có thể tước quyền của con.

Ví dụ khi con thích xem phim hoạt hình mà quên mất việc học, mẹ có thể không cho phép con xem tivi vào những lần sau đó. Như vậy con hiểu được rằng, nếu không hoàn thành công việc theo trách nhiệm thì sẽ không được làm những gì mình thích.

>>> Sữa p100 dòng sữa mát, dễ uống

2. Trẻ biếng ăn

Nhiều bé rất biếng ăn hay chỉ thích ăn những thứ mình thích, vì thế mẹ có thể nhẹ nhàng chỉ bảo con rằng không cần phải ăn hết tất cả đồ ăn nhưng phải nếm thử tất cả các món. Hãy để con biết rằng việc ăn và được ăn là một niềm vui, một đặc ân chứ ba mẹ không phải ép buộc trẻ đe dọa, đổi chác hay nịnh nọt.

Hãy để bé cảm nhận được cảm giác đói 1, 2 lần nếu bé dứt khoát không chịu ăn. Sau đó bé sẽ nhận ra bài học.

3. Khi con nghịch làm hỏng hoặc ném đồ chơi lung tung

Lúc này, ba mẹ không nên la mắng hay nói quá nhiều mà hãy để con tự chịu trách nhiệm với hành vi mình gây ra. Mẹ có thể nhẹ nhàng yêu cầu con nhặt gọn đồ chơi. Nếu trường hợp bé không nghe lời, mẹ hãy nói cho bé biết rằng bé không được tiếp tục chơi trong một khoảng thời gian với món đồ đó nữa. Và nếu con cố tình làm hỏng món đồ đó thì sẽ không còn cơ hội để có lại nữa.

Khi đó, bé sẽ tự hiểu mình phải quý trọng đồ dùng trong nhà, đơn giản là từ món đồ chơi của bé.

4. Trẻ nghịch phá

Những lúc con như vậy, ba mẹ rất bực mình nhưng không nên kiềm chế rồi quát con đột ngột. Bởi vì như vậy khiến trẻ hoảng sợ. Cách tốt nhất là hãy nhắc nhở con nhẹ nhàng ngay từ đầu, như vậy trẻ sẽ ý thức được hành vi và hạn chế hành động nghịch phá của mình.

5. Trẻ đánh nhau với bạn hay vô lễ với người lớn

Nhiều ba mẹ thường đánh mắng con ngay lúc đó hoặc ép buộc trẻ phải xin lỗi ngay. Thế nhưng đó không phải là lúc để dạy con, vì thực sự trẻ sẽ chẳng tiếp thu được gì khi đang trong cơn nóng giận mà ngược lại, trẻ sẽ có thái độ ức chế và chống đối.

Cách tốt nhất là mẹ hãy để con ngồi 1 mình khoảng 15 – 30 phút trong căn phòng trống. Điều này giúp trẻ có thời gian bình tĩnh lại, cơn giận nguôi ngoai, suy nghĩ thấu đáo và nhận ra lỗi lầm của mình.

Và lúc này, mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện, phân tích đúng sai cho con, lần sau con sẽ không tái phạm nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét